III. Tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ: 1 Sơ đồ tổ chức quản lý:
2. Môi trường ngành 1 Đối thủ cạnh tranh
2.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Cảng Đà Nẵng là tất cả những Cảng biển ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là các Cảng ở khu vực miền Trung và thành phố Đà Nẵng, gồm:
- Cảng X50, cảng 234 (Công ty Sông Thu, Bộ Quốc Phòng) ở Đà Nẵng. - Cảng Kỳ Hà ở Quảng Nam.
- Cảng Dung Quất ở Quảng Ngãi. - Cảng Chân Mây ở Huế.
- Cảng Quy Nhơn.
Điểm mạnh của các Cảng trên:
- Có thể thu hút đươc lượng hàng hóa từ các tàu nhỏ có tải trọng nhỏ ra vào Cảng
- Chi phí xếp dỡ, vận chuyển rẻ hơn Cảng Đà Nẵng.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện xếp dỡ không hiện đại bằng Cảng Đà Nẵng, những loại hàng container không có phương tiện chuyên dụng như cẩu QCC, RTG.
- Diện tích kho bãi, mặt bằng không lớn, nên không đủ khả năng tiếp nhận nhiều hàng hóa.
- Độ sâu mực trước trước bến không đủ để các tàu tải trọng lớn (trên 30.000 DWT, tàu container 1.000 TEU), tàu du lịch trên 1.000 khách ra vào thuận tiện.
- Không có đội tàu lai dắt ra vào Cảng.
2.2 Khách hàng
Danh mục khách hàng chính của Cảng
STT Tên đơn vị Địa chỉ
1 Công ty xi-măng Hải Vân Đà Nẵng
2 Công ty hóa chất Đà Nẵng Đà Nẵng
3 Công ty vận tải biển III Đà Nẵng
4 Công ty khoáng sản Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế
5 Công ty vận tải biển Văn Lang Hà Nội
6 Công ty Masuko TP.HCM
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Áp lực từ khách hàng là rất lớn. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chỉ cần sơ suất và thiếu sót, không đáp ứng kịp hòi những yêu cầu đã thỏa thuận, khách hàng có thể chuyển hướng sang các Cảng khác trong khu vực. Do vậy, để giữ vững những khách hàng hiện có, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, Cảng Đà Nẵng phải luôn luôn tự đổi mới, hoàn thiện, cải tiến phong cách, quy trình phục vụ khách hàng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao Hằng năm, Cảng luôn tổ chức Hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến đóng góp, qua đó rút kinh nghiệm nhằm hoàn chỉnh hơn nữa và tìm ra phương cách phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.