III. Tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ: 1 Sơ đồ tổ chức quản lý:
1. Môi trường vĩ mô 1 Môi trường kinh tế
1.1 Môi trường kinh tế
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong 10 năm tới vẫn đạt ở mức cao, trên 7%. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn đang thâm hụt thương mại và đây là điều tất yếu vì các nứơc đang phát triển phải cần nhièu nguồn nguyệt vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ trong nước tăng mạnh. Dung lượng của thị trường Việt Nam tăng tương đối nhanh và mức bình quân đầu người tăng với tốc độ cao. Cơ cấu tiêu dùng chuyển dịch nhanh, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng mạnh. Tiêu thụ trong nước tăng cao vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế trong nước, vừa có tác động mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ lệ lạm phát năm 2007 dự kiến là 6 - 8% (thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế dự kiến là 8 – 8,5%), chứng tỏ đồng Việt Nam ít mất giá, chính sách tiền tệ ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Xét về thị trường miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong những năm gần đây và dự kiến trong tương lai tới, bên canh việc cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư và quảng bá rộng rãi, nền kinh tế sẽ có những phát triển với tốc độ cao, mức tăng GDP bình quân sẽ là 9,5%. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiếp tục tìm hiểu và đầu tư vào các dự án trên đại bàn. Các lĩnh vực công nghệp, du lịch, dịch vụ, chế bếin nông sản phát triển. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho việc gia tăng sản lương hàng hóa thông qua Cảng Đà Nẵng. Trong những năm qua, sản lượng thông qua của Cảng tăng bình quân từ 5 - 7%. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng này sẽ là 8 - 12% trong những năm tiếp theo.
1.2 Môi trường khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp cho con người xử lý công việc, quản lý quá trình nhanh và chính xác hơn rất nhiều. Nó đòi hỏi những thiết bị kỹ thuật cao đê tận dụng và khai thác triệt để những ứng dụng mà công nghệ thông tin có thể mang lại, tiết kiệm đựơc chi phí đầu vào, tăng hiệu quả quản lý, khai thác. Sự ứng dụng những tiến bộ, thành tựu của nền khoa học kỹ thuật mang lại là một trong nhửng yếu tố sống còn của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, cơ giới hóa, tăng năng suất xếp dỡ, tăng hiệu quả quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, Cảng Đà Nẵng sẽ gặp khó khăn trong việc đổi mới các thiết bị, phương tiện do chi phí đầu tư quá cao. Do vậy, đây là một trong những vân đề đựơc đặt ra để đảm bảo hài hòa, cân đối giữa chi phí đầu tư và hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, sau khi hòan thành dự án nâng cấp Cảng Đà Nẵng giai đoạn 1 bằng vốn ODA viện trợ của Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng đã trang bị thêm nhiều phương tiện xếp dỡ hiện đại, công súât cao như hệ thống cẩu QCC, RTG, hệ thống quản lý container tự động (CATOS)...
1.3 Môi trường tự nhiên
Cảng Đà Nẵng nằm trên vịnh Sông Hàn, có tọa độ 16,07 độ vĩ Bắc và 108,13 độ kinh tuyến Đông bao gồm các khu vực Cảng Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu và Mỹ Khê nằm gần các tuyến giao thông đường thủy, đường sắt, đường bộ và đường không nối 2 miền Bắc Nam.
Cảng Đà Nẵng nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, có đèo Hải Vân và Sơn Trà che chắn, tạo nên vùng vịnh rộng khoảng 1.200 ha, có độ sâu 10 – 17m, quanh năm ảnh hưởng của sóng gió không lớn, luồng chạy vào Tiên Sa có dạng kênh biển, có độ sâu lớn và khá ổn định. Do vậy thuận lợi cho việc để phát triển cảng lớn trong tương lai, cho các loại tàu tổng hợp, hàng container từ 25.000 – 30.000DWT, cho các tàu hàng hàng rời, hàng lỏng dưới 50.000DWT ra vào cảng. Cảng Đà Nẵng là 1 trong những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung, có vị trí thuận lợi trên tuyền hàng hải quốc tế. Từ Đà Nẵng đi Hải Phòng 310 hải lý, Sài Gòn 520 hải lý, Hồng Kông 550 hải lý, Manila 720 hải lý, Singapore 960 hải lý, Yokohama (Nhật Bản) 2.340 hải lý.
Về quy mô, Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Cảng Sài Gòn và Hải Phòng). Gần đây, Cảng Đà Nẵng được Chính phủ là cảng đầu mối có vị trí cửa ngõ của tuyến hàng lang kinh tế Đông – Tây và có thể tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa quá cảnh cho vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan với vùng Đông Bắc Á cũng như các nước Châu Á Thái Bình Dương.
1.4. Môi trường văn hóa, xã hội
Hiện nay, Đà Nẵng đang tăng cường nhiều chính sách văn hóa, xã hội nhằm ổn định và phát triển bền vững trên mọi mặt. Ngoài chích sách 5 không (không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang, xin ăn, không có ma túy trong cộng đồng, không có tội phạm giết ngừơi cứu của) đã tạo đựơc hiệu quả bước đầu, thành phố tiếp tục tổ chức áp dụng chính sách 3 có (có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn mình đô thị). Những chủ trương chính sách này đã làm ổn định và nâng cao hơn nữa đồi sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo môi trường kinh doanh ổn định.
Người dân Đà Nẵng nói riêng và miềng Trung nói chung cần cù, chịu khó, ham hcọ hỏi. Điều này, góp phần tạo nên guồn lao động dồi dào, chăm chỉ, đáp ứng công việc được giao, góp phần vào việc phát triển chiến lực nguồn nhần lực của Cảng Đà Nẵng trong thời gian đến.
1.5. Môi trường luật pháp
Các hoat động kinh doanh và khai thác Cảng luôn đựơc Đảng và Nhà nước quan tâm vào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong những năm qua nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ra đời nhằm hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải nói chung và hoạt động khai thác Cảng nói riêng. Nổi bật nhất là Bộ luật Hàng hải đựơc Quốc hội ban hành ngày 27/6/2005 và có hiệu lực kẻ từ ngày 01/01/2006.
Bộ luật Hàng hải quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Đối tượng áp dụng của Bộ luật là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam .
Trong đó, Bộ luật cũng đã ghi rõ về chính sách phát triển hàng hải, cụ thể:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; nâng cao năng lực vận tải của đội tàu biển Việt Nam và chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ hàng hải tiên tiến.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam , kết cấu hạ tầng cảng biển và thực hiện các hoạt động hàng hải khác tại Việt Nam .
Đây chính là khung pháp lý cao nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác Cảng nói chung và Cảng Đà Nẵng nói riêng có cơ sở và hành lang pháp lý thuận lợi cho hoat động sản xuất của mình, tạo động lực cho sự phát triển trong thời kỳ hội nhập với kinh tế quốc tế.