Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong thời gian thực hiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 45)

Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Đối với cây hoa đồng tiền, sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn và nếu không khống chế thì năng suất, chất lượng hoa đều giảm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi cây ra nụ tới khi cây nở hoa. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại để nắm bắt được thành phần, quy luật phát sinh, phát triển của chúng để đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả là việc không thể thiếu trong công tác nghiên cứu nông nghiệp.

Bảng 4.7 Thành phần sâu bệnh hại trên giống hoa đồng tiền thí nghiệm Chỉ tiêu

Công thức

Sâu hại Bệnh hại

Sâu xanh (con/m2) Mức độ hại Nhện (%) Mức độ hại Bệnh phấn trắng(%) Mức độ hại Bệnh thối gốc (%) Mức độ hại GA3 1,9 + 17,5 + 13,4 + 5,2 + Thiên Nông 2,1 + 20,8 ++ 16,7 + 6,9 + Siêu Bật Búp 2,2 + 18,1 + 15,3 + 3,1 + Không Phun(đ/c) 1,2 + 14,2 + 8,35 + 2,0 + Ghi chú: (+ ) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40% (+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đánh giá mức độ sâu hại: (+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2 (++) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2 (+++) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2

- Sâu xanh: Tất cả các công thức đều xuất hiện sâu xanh,CT1 và CT2,CT3 xuất hiện sâu xanh nhiều hơn CT4, nhưng mức độ hại nhẹ. Không ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền.

- Nhện: CT2 (Thiên Nông) bị nhện hại ở mức độ trung bình, CT1 (GA3), CT3 ( Siêu bật Búp), CT4 không phun đều bị nhện hại ở mức độ nhẹ.

- Bệnh phấn trắng: CT1 và CT2,CT3 bệnh phấn trắng hại cây đồng tiền nhiều hơn CT4, tuy nhiên cây đồng tiền được trồng trong nhà kính, nên cây bị hại ở mức độ nhẹ và kiềm soát được.

- Bệnh thối gốc: CT4 bị hệnh gối thốc hại nhẹ nhất, CT2 nặng nhât 6,9%. Tuy nhiên bệnh hại tất cả các công thức ở mức độ nhẹ.

Ở các công thức sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá có mức độ sâu bệnh nhiều hơn công thức đối chứng, trong đó sử dụng phân bón lá Thiên Nông bị hại nặng nhất, nguyên nhân là do chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá có tác dụng mạnh tới quá trình sinh trưởng của cây làm cho khả năng ra lá, khả năng phân nhánh cao hơn công thức đối chứng nên bộ lá to, rộng và nhiều hơn là nơi cư trú của sâu bệnh hại. Bị hại nhiều hơn là giai đoạn lá non 40-60 ngày tuổi thời gian này nhiệt độ, ẩm độ cao làm cho sâu bệnh phát triển mạnh tuy nhiên mức độ xuất hiện sâu bệnh hại không gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Sau khi phun thuốc sâu ít xuất hiện hơn nên vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng của hoa.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu tại khu nhà lưới thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vụ Thu năm 2014 chúng tôi có kết luận như sau:

- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng đối với hoa đồng tiền lùn trồng chậu, trong đó CT3 phun phân bón lá Siêu Bật Búp đã rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa (50%) 13 ngày so với CT4 không phun.

- CT3 phun phân bón lá Siêu Bật Búp có tác dụng làm tăng số lá/cây (14,3 lá) và tốc độ ra lá (1,8 lá/10 ngày) đối với hoa đồng tiền trồng chậu.

- Phun GA3 và phân bón lá có tác dụng làm tăng số nhánh/cây hoa đồng tiền trồng chậu trong đó phân bón lá Siêu Bật Búp có số nhánh cao nhất (3,9 nhánh/cây).

- Phun phân bón lá Siêu Bật Búp có tác dụng tăng năng suất hoa, đạt 7,4 hoa/khóm đối với hoa đồng tiền trồng chậu.

- Phun GA3 và phân bón lá làm tăng đường kính bông hoa, tăng chiều dài cuống hoa trong đó CT2 (Thiên Nông) có đường kính hoa cao nhất đạt 9,2 cm và chiều dài cuống hoa CT1 (GA3) cao nhất đạt 23,5 cm.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Có thể sử dụng phân bón lá Siêu Bật Búp nồng độ 500 ppm... để nâng cao năng suất chất lượng hoa đồng tiền trồng chậu.

- Tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên những giống hoa đồng tiền khác, thời vụ khác nhau để có kết luận chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh (2005). Phòng trừ sâu, bệnh trên một số loài hoa phổ biến, nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2006). Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao( cây hoa đồng tiền), nxb Lao động – Xã hội.

3. Đặng Văn Đông, Đỗ Thị Lưu (1997), “Ảnh hưởng của một số các loại thuốc kích thích đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc CN93”, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1995-1997, Nxb Nông nghiệp, tr. 124-128. 4. Đặng Văn Đông (2000), Điều tra hiện trạng sản xuất hoa cúc ở Hà Nội

và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất chất lượng hoa cúc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I,

Hà Nội.

5. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục (2010), “Thăm dò ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc tại Thành phố Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 57, tr. 51-58.

6. Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm đến năng suất, phẩm chất hoa cúc CN97”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1(7), tr. 97-99.

7. Lê Quang Luận và cộng sự (1999), “Khảo sát hiệu ứng tăng trưởng thực vật chế phẩm OLIGOALGINAT chế tạo bằng kỹ thuật bức xạ

trên cây hoa cúc”, Tạp chí Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(10), tr. 323.

8. Lê Văn Thiện (2006), “Nghiên cứu hiệu lực phân lỏng thể A, B của Australia đối với giống hoa thảm nhập nội Melampodium (cúc Hoàng Đế)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1(17), tr. 78-90. 9. Nguyễn Xuân Linh (1998). Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, nxb Nông

10. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1999). Kết quả nghiên cứu 1 số giống cúc vụ xuân tại Hà Nội, tạp chí nông nghiệp, CN thực

phẩm

11. Nguyễn Xuân Linh (2002). Giáo trình kĩ thuật trồng hoa cây cảnh,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Quy hoạch tổng thể phát triển rau, hoa, quả đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (06/2007), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

13. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993). Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng, nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994. Giáo trình sinh lý

thực vật, nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Tri, 2002. Hỏi đáp về các chế phẩm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007. Giáo trình cây hoa, nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II- WEBSITE

17. rauhoaquavietnam.vn. Giới thiệu chung về ngành hoa Việt Nam

(18/12/2006),

18. Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia. Tổng quan hoạt

động sản xuất hoa của Việt Nam (2012), kinh doanh hoa của những nước sản xuất lớn nhất thế giới (2012)

19. Wikipedia trang thông tin điện tử Bách khoa toàn thư. Hoa đồng tiền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 45)