CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

3.5.1. Các giai đon sinh trưởng, phát trin ca cây hoa đồng tin lùn trng chu

Từ ngày trồng đến ngày hồi xanh 100%, ngày ra lá mới 50%, ngày nở hoa 50% của các cây thí nghiệm.

3.5.2 Theo dõi kh năng sinh trưởng phát trin ca cây hoa đồng tin thí nghim: (theo dõi 10 ngày 1 ln) nghim: (theo dõi 10 ngày 1 ln)

- Động thái ra lá của cây (lá/ cây): đếm những lá có cuống lá và phiến lá hoàn chỉnh trong thời gian theo dõi

- Tốc độ ra lá của cây:

Tốc độ ra lá = số lá kỳ sau- số lá kỳ trước gần kề với nó

- Khả năng đẻ nhánh của cây (nhánh): đếm số nhánh đẻ ra từ cây mẹ.

3.5.3. Theo dõi năng sut cht lượng hoa

( Mỗi công thức theo dõi 5 bông/ lần nhắc lại) - Số hoa nở trên cây (hoa)

- Chiều cao cuống hoa (cm): Đo từ gốc cuống hoa đến cổ bông.

- Đường kính hoa (cm): đo bằng thước khi hoa đã nở hoàn chỉnh, đo theo hình chữ thập rồi lấy trung bình.

- Số cánh hoa (cánh ): đếm số cánh hoa trên bông

- Theo dõi độ bền hoa tự nhiên (ngoài vườn): Tính thời gian từ khi nở hoa đến khi hoa tàn (ngày).

3.4.5. Theo dõi tình hình sâu bnh hi

* Phương pháp theo dõi sâu bnh hi: áp dụng theo “Phương pháp chẩn

đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng (1983) và “Quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ-BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).

- Theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm. A x 100 A: số lượng cây bị bệnh. + Tỷ lệ bệnh (%) =

B B: tổng số cây điều tra. + Mật độ sâu: con/m2

.

- Đánh giá mức độ bệnh hại nặng, trung bình, nhẹ: (+ ) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%

(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2 (++) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2

(+++) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2 - Rệp :

(+): Nhẹ có từ 1 cá thể đến 1 quần tụ rệp nhỏ trên búp (++): TB xuất hiện 1vài quần tụ rệp nhỏ ở búp và lá non

(+++): Nặng xuất hiện nhiều quần tụ rệp liên kết với nhau làm thui nụ và lá non.

3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm IRRISTAT và Excel trên máy vi tính.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT, KHÍ HẬU THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Điều kiện ngoại cảnh có liên quan chặt chẽ tới cây trồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển, hoạt động sinh hóa của cây. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Đối với hoa, kiểu hình rất quan trọng, đặc biệt là màu sắc hoa, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa. Hoa đồng tiền ở nhiệt độ 15- 250C, độ ẩm đất 60-70% sẽ hiển thị rõ màu hoa đặc trưng của giống, đặc biệt trong khoảng 20-250C cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cũng như màu sắc hoa đẹp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, bên cạnh việc theo dõi các chỉ tiêu quan trọng liên quan tới thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến tình hình thời tiết khí hậu của Thái Nguyên. Kết quả thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ thu 2014 tại Thái Nguyên Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%) Tổng lượng mưa/tháng(mm) 7 28,4 83 523,3 8 28,2 85 395,7 9 27,7 86 407,1

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy:

- Nhiệt độ các tháng thực hiện thí nghiệm biến động từ 28,40C đến 27,70C. Nhiệt độ tháng 7 cao nhất (28,0C) và giảm dần xuống ở tháng 9 còn

27,70C. Ở điều kiện này cây hoa đồng tiền có thể sinh trưởng và phát triển được.

- Ẩm độ trung bình: trong các tháng thực hiện thí nghiệm dao động từ 83-86%, ẩm độ thấp nhất là vào tháng 7 (83%) và tăng dần đến tháng 9 đạt 86% thích hợp cho cây sinh trưởng.

Qua bảng số liệu cho thấy: Thời tiết không có sự biến động lớn , nhưng nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa khá cao so với nhu cầu của cây. Vì điều kiện trồng trong nhà lưới có thể che được mưa nên lượng mưa không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của hoa đồng tiền. Nhưng do nắng nóng và nhiệt độ cao nên chúng tôi phải tiến hành che lưới đen để giảm bớt ánh nắng, thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA GA3 VÀ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA ĐỒNG TIỀN LÙN TRỒNG CHẬU

4.2.1 nh hưởng ca GA3 và phân bón lá đến các giai đon sinh trưởng ch yếu ca hoa đồng tin.

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền mà còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc tới cây trồng. Kết quả theo dõi các giai đoạn phát triển được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của GA3 và phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa đồng tiền thí nghiệm

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu

Công

Thời gian từ trồng đến ngày... Hồi xanh (100%) Ra lá mới (50%) Ra nụ (50%) Đẻ nhánh (50%) Nở hoa (50%)

thức GA3 9 20 51 63 79 Thiên Nông 9 19 49 65 73 Siêu bật búp 9 18 49 62 72 Không phun (đ/c) 9 25 55 71 85

Qua bảng số liệu trên cho thấy thời gian từ trồng đến ra lá mới của các công thức thí nghiệm dao động từ 18-25 ngày. Trong đó công thức phun Siêu Bật Búp có thời gian ra lá nhanh nhất là 18 ngày và chậm nhất là công thức đối chứng không phun 25 ngày.

- Thời gian từ trồng đến ra nụ của các công thức thí nghiệm dao động từ 49-55 ngày. Trong đó công thức Siêu Bật Búp và Thiên Nông có thời gian nụ nhanh nhất là 49 ngày và chậm nhất là công thức đối chứng không phun 55 ngày.

- Thời gian từ trồng đến đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm dao động từ 62-71 ngày trong đó công thức phun Siêu Bật Búp có thời gian ra nụ nhanh nhất là 62 ngày và chậm nhất là công thức đối chứng không phun 71 ngày.

- Thời gian từ trồng đến ra hoa của các công thức thí nghiệm dao động từ 72-85 ngày trong đó công thức phun Siêu Bật Búp có thời gian ra hoa nhanh nhất là 72 ngày và chậm nhất là công thức đối chứng không phun 85 ngày.

Như vậy: GA3 và phân bón lá ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây đồng tiền lùn trong chậu, rút ngắn thời gian sinh trưởng so với công thức không phun.

4.2.2 nh hưởng ca GA3 và phân bón lá đến kh năng sinh trưởng, phát trin ca cây hoa đồng tin

4.2.2.1 Ảnh hưởng của GA3 và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền.

Cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây trồng chủ yếu là lá, lá ít sẽ làm ảnh hưởng lớn tới năng suất,chất lượng của cây. Quan sát động thái và tốc độ ra lá để biết được tình hình sinh trưởng của cây và nó còn thể hiện sự thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của GA3 và phân bón lá đến động thái ra lá của đồng tiền thí nghiệm

Đơn v: Ngày

Công thức Thời gian sau trồng đến ngày... (ngày) 20 30 40 50 60 70 80 90 GA3 5,2 6,4 7,4 8,5 9,6 10,6 11,8 13,4 Thiên Nông 4,8 6,1 7,2 8,4 9,8 10,8 11,8 13,5 Siêu Bật Búp 5,2 6,4 7,6 8,6 9,8 11,4 12,9 14,3 Không phun(đ/c) 4,6 5,8 6,9 7,9 8,8 10,0 10,4 11,6 LSD 05 0,51 CV% 1,9

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Sau trồng 20 ngày động thái ra lá của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 4,6- 5,2 lá. Trong đó ở CT1 (GA3) và CT3 (Siêu Bật Búp) có số lá cao nhất 5,2 lá và thấp nhất là CT4 không phun (Đ/C) đạt 4,6 lá.

- Sau 40-50 ngày: Khả năng ra lá của các công thức có sự khác biệt lớn. Trong đó ở CT3 (Siêu Bật Búp) có số lá cao nhất đạt 8,6 lá và thấp nhất là CT4 không phun (Đ/C) đạt 7,9 lá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau trồng 80 ngày: Sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng rất lớn. Cao nhất là CT3 (Siêu Bật Búp) đạt 12,9 lá. Thấp nhất là CT4 không phun (Đ/C) đạt 10,4 lá.

- Sau trồng 90 ngày: Số lá của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 11,6-14,3 lá. Trong đó các CT1 (GA3) và CT2 ( Thiên Nông), CT3 (Siêu Bật Búp) đều có số lá cao hơn chắc chắn CT4 không phun (Đ/C) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó CT3 (Siêu Bật Búp) có sự vượt trội cao hơn hẳn 2 công thức còn lại.

Như vậy là GA3 và phân bón lá ảnh hưởng lớn đến động thái ra lá của cây hoa đồng tiền trồng chậu, tăng số lá/cây so với công thức đối chứng không phun.

Để thấy kết quả rõ hơn về sự khác nhau trong sinh trưởng số lá qua các giai đoạn, chúng tôi đã tính tốc độ ra lá của các công thức và được trình bày bảng 4.4:

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây hoa đồng tiền

Đơn vị: lá/ngày

Công thức Thời gian sau trồng... (ngày)

20-30 30-40 40-50 50-60 60-70 70-80 80-90 GA3 1,2 1,0 1,1 1,1 1,0 1,2 1,6 Thiên Nông 1,3 1,1 1,2 1,0 1,0 1,0 1,7 Siêu Bật Búp 1,2 1,2 1,0 1,2 1,6 1,5 1,8 Không Phun(đ/c) 1,2 1,1 1,0 0,9 1,2 0,4 1,2 LSD05 0,25 CV% 6,5

Qua bảng số liệu trên cho thấy giai đoạn từ 20-30 ngày tốc độ ra lá tăng dần đều và nhanh từ 1,2-1,3 lá.

- Giai đoạn 50-60 ngày tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt cao nhất là CT3 (Siêu Bật Búp) có tốc độ ra lá nhanh nhất 1,2 lá/10 ngày và thấp nhất là CT4 không phun ( Đ/C) đạt 0,9 lá/ 10 ngày

- Giai đoạn 70-80 ngày tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm càng có sự khác biệt, cao nhất là CT3 (Siêu Bật Búp) có tốc độ ra lá nhanh nhất 1,5 lá/10 ngày và thấp nhất là CT4 không phun ( Đ/C) đạt 0,4 lá/ 10 ngày

- Giai đoạn 80 -90 ngày tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 1,2-1,8 lá. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy: CT1(GA3) và CT2 (Thiên Nông), CT3 (Siêu Bật Búp) đều có tốc độ ra lá nhanh hơn chắc chắn CT4 không phun (Đ/C) ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy: GA3 và phân bón lá ảnh hưởng đến tốc độ ra lá của cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu tăng tốc độ ra lá cho cây hoa đồng tiền nhanh hơn hẳn so với công thức đối chứng không phun.

4.2.3 nh hưởng ca cht kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến kh năng đẻ nhánh ca cây hoa đồng tin

Khả năng phân nhánh của cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Mỗi giống hoa có khả năng phân nhánh khác nhau, người ta có thể dựa vào đó được năng suất hoa trên đơn vị diện tích cho một năm, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật tác động cũng có sự khác nhau rất lớn trong cùng một giống. Qua quá trình theo dõi thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá, chúng tôi thu được kết quả bảng 4.5:

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của cây hoa đồng tiền.

Đơn vị: Số nhánh/cây

Công thức Thời gian sau trồng ... (ngày)

20 30 40 50 60 70 80 90 GA3 1,0 1,1 1,2 1,6 1,7 2,1 2,7 3,7 Thiên Nông 1,0 1,1 1,2 1,5 1,8 2,0 2,6 3,6 Siêu Bật Búp 1,0 1,1 1,2 1,6 1,8 2,2 3,1 3,9 Không Phun(đ/c) 1.0 1,1 1,1 1,4 1,5 1,7 2,4 2,8 LSD 05 0,7 CV% 7,4

Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy: sau trồng 20 ngày khả năng đẻ nhánh giữa các công thức không có sự khác biệt. Tất cả các công thức đều đạt số nhánh là 1,0 nhánh/cây.

- Sau trồng 50 ngày số nhánh trên cây đã có sự khác biệt giữa các công thức nghiệm biến động từ 1,4-1,6 nhánh/ cây. Cao nhất là CT1

(GA3) và CT3 (Siêu Bật Búp) đạt 1,6 nhánh/ cây. Thấp nhất là CT4 không phun (Đ/C) 1,4 nhánh/ cây.

- Sau trồng 80 ngày giữa các công thức có sự dao động từ 2,4 đến 3,1 nhánh. Cao nhất là CT3 (Siêu Bật Búp) đạt 3,1 nhánh/ cây. Thấp nhất là CT4 không phun (Đ/C) 2,4 nhánh/ cây.

- Sau 90 ngày số nhánh của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt biến động từ 2,8-3,9 nhánh/ cây. Trong đó các CT1 (GA3) và CT2 ( Thiên Nông), CT3 (Siêu Bật Búp) đều có số nhánh/ cây cao hơn chắc chắn CT4 không phun (Đ/C) ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy: GA3 và phân bón lá ảnh hưởng đến số nhánh/ cây của cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu, làm tăng số nhánh/cây cho cây hoa đồng tiền so với công thức đối chứng không phun.

4.2.3 nh hưởng ca cht kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến các ch tiêu v năng sut và cht lượng ca hoa đồng tin

Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu cuối cùng của nhà chọn giống, để tăng năng suất ngoài việc tăng về diện tích, chọn giống phù hợp vùng sinh thái thì việc nghiên cứu những kỹ thuật chăm sóc cũng rất quan trọng, sử dụng các chế phẩm sinh trưởng kết hợp phân bón lá cũng góp phần đáng kể trong sản xuất. Kết quả theo dõi về năng suất, chất lượng hoa đồng tiền thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.6

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của hoa đồng tiền thí nghiệm Chỉ tiêu Công Số hoa/khóm (bông/khóm) Đường kính hoa (cm) Chiều dài cuống hoa Số cánh hoa/bông (cánh/bông) Độ bền hoa tự nhiên (ngày)

thức (cm) GA3 6,4 8,5 23,5 54,6 10,8 Thiên Nông 6,6 9,2 22,4 50,9 11,0 Siêu Bật Búp 7,4 8,4 23,2 53,5 10,4 Không Phun (đ/c) 5,0 7,5 19,6 53,6 14,0 LSD 05 2,02 0,68 2,06 4,1 1,4 CV% 15,9 4,0 4,6 4,6 6,2

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số hoa/ khóm của các công thức thí nghiệm dao động từ 5,0-7,4 bông/ khóm. Qua xử lí thống kê cho thấy : CT3 (Siêu bật Búp) có số hoa / khóm (7,4 hoa) cao hơn công thức không phun (đối chứng) ở mức độ tin cậy 95%. Các CT1 (GA3) và CT2 (Thiên Nông) có số hoa /khóm tương đương so với CT đối chứng.

- Đường kính hoa của các công thức thí nghiệm dao động từ 7,5 đến 9,2cm. Qua xử lí thống kê cho thấy: CT1 (GA3) và CT2 (Thiên Nông), CT 3 (Siêu Bật Búp) có đường kính hoa cao hơn CT4 (đối chứng) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó nổi trội là CT2 (Thiên Nông) có đường kính hoa 9,2cm cao hơn hẳn so với 2 công thức còn lại.

- Chiều dài cuống hoa của các công thức thí nghiệm có sự dao động từ 19,6-23,5cm. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy CT1 (GA3) và CT 2 (Thiên Nông), CT3 (Siêu Bật Búp) có chiều dài cuống hoa cao hơn công thức 4 (đối chứng) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

- Số cánh hoa /bông của các công thức thí nghiệm dao động từ50,9- 54,6. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy số cánh hoa/bông giữa các công thức thí nghiệm so với CT4 (đối chứng) không có sự khác biệt. - Độ bền hoa tự nhiên của các công thức thí nghiệm dao động từ 10,4 ngày đến 14,0 ngày. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy ở CT4 không phun (Đ/C) có độ bền hoa tự nhiên cao hơn các CT1 (GA3) và CT2 (Thiên Nông), CT3 (Siêu Bật Búp) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% Như vậy: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá cho cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu thì số hoa trên khóm, đường kính hoa, chiều dài cuống hoa đều tăng hơn so với công thức đối chứng không phun. Số cánh hoa/bông không bị ảnh hưởng bởi phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng. GA3 và phân bón lá làm giảm độ bền hoa tự nhiên so với CT4 không phun (Đ/C)

4.2.4 Đánh giá tình hình sâu bnh hi trong thi gian thc hin thí nghim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)