Hiệu lực phòng trừ của chủng nấm Isaria javanica VN1801 ở các mức mật độ mọt ngô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamis) đến khả năng gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Trang 25)

mật độ mọt ngô

Tỷ lệ chết của mọt ngô

Đánh giá hiệu phòng trừ của chủng nấm Isaria javanica VN1802 ở các mức mật độ khác nhau, kết quả cho thây (bảng 3.1., hình 3.1.): Khi mật độ mọt ngô tăng từ 30 – 70 con/hộp thì hiệu lực chế phẩm nấm (tỷ lệ chết và tỷ lệ nhiễm nấm) cũng tăng lên. Trong đó, tỷ lệ chết đạt cao nhất là 75,83 %, tỷ lệ nhiễm nấm cao, đạt 71,11- 100% so với tỷ lệ mọt bị chết, ở mật độ 30 con mọt và sau phun nấm 11 ngày. Sau khi phun nhiễm thì mọt bị chết nhanh sau 1 ngày, còn mọc nấm chậm hơn sau 2-3 ngày và không phải tất cả sâu chết đều mọc nấm nhiễm mà phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau (sai khác có ý nghĩa thống kê P< 0,05).

Từ bảng và biểu đồ ta thấy rằng khi mật độ tăng lên thì hiệu lực phòng trừ mọt ngô cũng giảm đi và đạt mức thấp nhất ở công thức 4 và 5 với mật độ mọt ngô là 70 con/hộp 100 g ngô hạt với tỷ lệ lần lượt 30,83±2,4 % là 30,36±1,7 %

Bảng 3.1: Tỷ lệ chết của mọt ngô ở các mức mật độ_VN1801

Mật độ thí nghiệm

Tỷ lệ chết của mọt ngôsau thời gian xử lý (TB±SD)

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày

CT1(30con) 22,41±1,00ab 33,33±0,81a 42,5±1,26a 48,27±2,94a 54,31±4,27a 75,83±3,20a CT2(40con) 14,10±1,00b 25,00±1,82a 31,87±1,50a 35,25±1,70a 39,10±2,21a 45,62±1,50b CT3(50con) 14,28±0,96ab 20,00±1,63a 27,5±1,21a 28,06±0,57a 36,22±3,51a 45,00±3,59a CT4(60con) 10,16±1,63 b 15,00±0,81a 20,00± 3,46a 25,85±1,73a 25,00±2,50a 30,83±2,64b CT5(70con) 11,23±1,50aa 15,71±2,16a 18,57±0,18a 18,84±4,04a 23,18±1,82a 30,36±1,70ab LSD 1,53 2,22 2,86 3,24 3,15 3,28 CV(%) 13,3 14,22 14,44 14,10 12,3 11,9

Ghi chú: Các chữ cái là số mũ khác nhau trong cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); TB: Trungbình, SD: Độ lệch chuẩn

Hình 3.1.: Tỷ lệ chết của mọt ngô ở các mức mật độ_VN1801

Tỷ lệ nhiễm nấm của mọt ngô:

Đánh giá tỷ lệ nhiễm nấm của mọt ngô với chế phẩm từ Isaria javanica

VN1801 ở 5 mức mật độ mọt/hộp khác nhau với liều lượng 8g/hộp thì hiệu lực nấm theo quy luật tỷ lệ mọt nhiễm nấm tăng theo thời gian sau xử lý (bảng 3.2). Theo dõi trong 20 ngày cho thấy ở công thức 4 với mật độ mọt gạo là 60 con/hộp có tỷ lệ mọt bị nhiễm nấm cao nhất so với 4 mức nồng độ còn lại, sau 11 ngày tỷ lệ nhiễm nấm của mọt ngôđạt 100±2,64 % tính theo tỷ lệ giưa số nấm bị nhiễm và số nấm chết hiệu lực của thí nghiệm.

Các số liệu về sự nhiễm nấm của mọt ngô dưới đây có sự biến động khác nhau không tuân theo quy luật tăng dần, mà có sự thay đổi ở ngày trước lớn hơn các ngày tiếp theo, nguyên nhân chính là do số mọt bị chết không phải do nấm hoặc không mọc nấm được. Áp dụng công thức tính % nhiễm nấm ( số mọt bị nhiễm nấm/ số mọt chết hiệu lực) thì ta được các mức tỷ lệ nhiễm như bảng theo dõi. Từ biểu đồ ta thấy khả năng xâm nhiễm của nấm Isaria javanica là tương đối cao và đồng đều ở các công thức thí nghiệm và đều đạt tỷ lệ ≥ 70%.

Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm nấm của mọt ngô ở các mức mật độ_VN1801

Mật độ thí nghiệm

Tỷ lệ nhiễm của mọt ngôsau thời gian xử lý (TB±SD)

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày

CT1(30con) 93,84±1,00ab 82,50±0,81a 84,18±1,26a 90,00±2,94a 78,41±4,27a 87,80±3,20a CT2(40con) 99,00± 1,00b 87,50±1,82a 76,27±1,50a 90,00±1 70a 94,92±2,21a 90,00±1,50b CT3(50con) 97,14± 0,96ab 95,00±1,63a 88,18±1,21a 98,18±0,57a 94,22±3,51a 71,11 ±3,59a CT4(60con) 98,33±1,63 b 84,44± 0,81a 85,83± 3,46a 85,08±1,73a 95,08±2,5a 100,00±2,64b CT5(70con) 93,22±1,50a 85,45 ±2,16a 86,15±0,18a 95,77±4,04a 94,68±1,82a 87,64±1,70ab LSD 1,60 2,15 2,79 3,15 2,88 3,30 CV(%) 14,98 14,3 15,01 14,17 11,37 10,7

Ghi chú: Các chữ cái là số mũ khác nhau trong cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); TB: Trung bình, SD: Độ lệch chuẩn

Hình 3.2.: Tỷ lệ nhiễm của mọt ngô ở các mức mật độ_VN1801

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamis) đến khả năng gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w