Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và

Một phần của tài liệu Đề cương đại cương văn hóa việt nam (Trang 25)

phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề mang tầm khu vực, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng.

* Ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đến giáo dục Việt Nam hiện nay?

- Tích cực: Những đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, đạo đức con người tốt, vinh danh người đỗ đạt, tôn sư trọng đạo, đề

cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đức. (Một kho vàng không bằng 1 nang chữ; Chẳng yêu ruộng cả ao liền, chỉ yêu cái bút cái nghiên anh đồ)

- Tiêu cực

+ Quan niệm giáo dục lấy thầy làm trung tâm, lấy tư tưởng người xưa làm mẫu mực, là rào cản của sự tò mò, trí tưởng tưởng vốn rất cần cho sự sáng tạo, làm hạn chế khả năng tư duy độc lập mà chức năng của giáo dục đáng lẽ là phải khơi gợi, kích thích và làm cho nó phát triển. Tình trạng này cùng với một môi trường xã hội không tạo thuận lợi cho sự lưu

chuyển các tri thức và thông tin, luật pháp chưa bảo vệ được những sản phẩm trí tuệ ... + Quan niệm dạy - học mang màu sắc giáo dục khổng giáo vốn xem trọng quá khứ, “tầm + Quan niệm dạy - học mang màu sắc giáo dục khổng giáo vốn xem trọng quá khứ, “tầm chương trích cú”, “thuộc làu kinh sử” biến học sinh thành những con vẹt, biến những bộ óc non nớt của các em thành những thùng chứa đồ cũ, là nguyên nhân của bệnh đọc – chép. Đọc chép lâu dần không những làm cho học sinh mất hết khả năng sáng tạo, mà còn tạo ra nơi người học thói quen xài chùa của người khác, trong lĩnh vực học thuật, thì đó là đạo văn.

+ Việc gắn sự học với việc làm quan trong giáo dục nho giáo vốn đang ảnh hưởng rất mạnh trên não trạng của người Việt mình là thủ phạm gây ra hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, trên não trạng của người Việt mình là thủ phạm gây ra hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, sính bằng cấp, học giả bằng thật, v.v..

Câu 19: Hãy trình bày đặc điểm của văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống và lý giải nguyên nhân

- Gia đình người Việt mang nhiều nét đặc thù Á Đông, độc đáo, khác gia đình phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng giáo: chẳng hạn, trọng nam khinh nữ, con trai nối dõi tông nhằm lưu truyền nòi giống và thờ phụng, nhớ ơn sinh thành của tổ tiên. Vấn đề dòng dõi, nối dõi rất được coi trọng, bởi chỉ có con trai mang họ bố.

- Vừa đề cao tính cộng đồng (tức địa vị chi phối tuyệt đối của tập thể gia đình đối với mỗi thành viên), tinh thần vì lợi ích chung, vừa coi trọng đúng mức vai trò cá nhân; vừa coi trọng tập thể gia đình; vừa tôn trọng giới hạn tự do cá nhân. Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy tính cộng đồng, tính tập thể thường lấn át, tới mức, người phương Tây cho rằng ở gia đình Việt có một "chủ nghĩa cộng đồng".

- Về cơ bản, phụ nữ (người vợ, người mẹ...) có địa vị bình đẳng với nam giới (người chồng, người cha...), được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tự cung tự cấp và hoàn cảnh sống của gia đình Việt. Về bản chất, người nam giới có vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng).

- Không chỉ duy lý (địa vị các thành viên) mà chủ yếu là duy tình. Tình nghĩa trong gia đình người Việt được đề cao (tình nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng, tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là văn oá nghĩa tình rất Á Đông.

- Gia đình người Việt thuộc loại gia đình phụ quyền, ngoài ở chỗ trọng nam như đã nói, còn ở chỗ con cái truyền theo dòng bố và mang tộc danh phía bố (nối dõi, nối họ; đẻ con gái sẽ "mất họ"...). Tuy nhiên, tính chất phụ quyền này, nhiều khi chỉ mang tính đối ngoại, hình thức.

- Gia đình người Việt còn nổi lên tính chất gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), một cộng đồng lớn hơn, có nhà thờ họ, có tộc ước, gia phong, gia phạm, gia lễ, gia quy... tức là sự gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà -tộc họ-làng, nước... Những đặc điểm trên của gia đình người Việt xuất hiện ở tất cả các loại hình gia đình: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ, gia đình nông thôn và gia đình đô thị... Với tư cách là một tế bào xã hội; gia đình

tổng hoà nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, với phong vị Á Đông độc đáo. Gia đình người Việt cùng gia đình các tộc người khác đang chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Ở dân tộc Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, gia đình là phạm trù xã hội để chỉ một cộng đồng nhỏ, một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống; một đơn vị xã hội, một tế bào xã hội; một mắt xích trong chuỗi liên hệ cá nhân-gia đình-làng-nước; một thiết chế xã hội cơ bản; một đơn vị đạo đức, văn hoá, tín ngưỡng. Gia đình là một khái niệm mở (nội dung co giãn), tuỳ địa vực, tộc người, lịch sử hay tuỳ giác độ quan tâm khác nhau mà có những cách định nghĩa khác nhau.

Câu 20: Hãy chỉ ra những biểu hiện của kiểu tư duy tổng hợp, biện chứng và lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt trong các lĩnh vực tôn giáo, nghệ thuật của người Việt

* Về nghệ thuật:

Lối tư duy tổng hợp biện chứng

Một phần của tài liệu Đề cương đại cương văn hóa việt nam (Trang 25)