Tỷ suất lợi nhuận gia tăng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LINH (Trang 43)

Tỷ suất LNTT / Tổng tài sản % -9,49 2,78 -129,30

Tỷ suất LNST / DTT % -11,69 2,68 -122,93

Tỷ suất LNST / NVCSH % -47,24 12,22 -125,87

Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Để công ty có thể tồn tại và kinh doanh được thì ngoài việc phải thanh toán với Ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp cũng phải có khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn. Nếu không đủ khả năng để trả nợ thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt về tài chính, hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để đánh giá hiệu quả cần phải xem xét chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán vì nó là công cụ đo lường khả năng thanh toán, là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

− Khả năng thanh toán hiện thời là chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn

Kht = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn

Năm 2006, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 0,98 lần (cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có thể quy đổi tài sản lưu động thành tiền được 0,98 đồng để trả nợ), năm 2007 thì hệ số này tăng lên 1,01 lần, tăng 3% so với năm 2006.

Nhìn chung, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đạt tỷ lệ tương đối cao, công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty nên duy trì đừng để hệ số này quá cao sẽ không tốt vì nó phản ánh sự đầu tư quá mức vào TSLĐ so với

nhu cầu thực của công ty, đồng thời TSLĐ dư thừa không sinh ra thêm doanh thu. Nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều vào TSLĐ thì số vốn đó sẽ không kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên với một chỉ tiêu này chưa phản ánh dầy đủ khả năng thanh toán thực tế của công ty, ta cần nghiên cứu đến khả năng thanh toán khác

− Khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng dự trữ tiền mặt và các khoản tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Kn = (Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,72 lần. Đến năm 2007 hệ số này đạt 0,96 lần, tăng 24% so với năm 2006, công ty thanh toán các khoản nợ này tương đối tốt, là nơi đáng tin cậy cho các đối tác. Nhìn chung phản ánh được khả năng thanh toán của công ty nhưng cần cố gắng để hệ số này lớn hơn 1 và hạn chế đừng để quá cao, nó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty, bên cạnh đó cần lưu ý giảm hàng tồn kho đến mức an toàn, thu hồi nhanh các khoản phải thu.

Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2006 -2007 thay đổi rất tích cực, chiếm tỷ lệ tương đối cao, chứng tỏ tình hình kinh doanh phát triển tốt. Đặc biệt, tỷ số LNST/Doanh thu thuần vào các năm trước đều âm do mới đi vào hoạt động sau đó tỷ suất này đã gia tăng lên 2,68% vào năm 2007 chứng tỏ công ty đã bắt đầu có lời và dần củng cố vị thế của mình trên thị trường.

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 4.3.1. Những nhân tố khách quan bên ngoài

a) Môi trường kinh tế Tăng trưởng kinh tế

Những năm gần đây, Việt Nam đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định: năm 2004 đạt 7,7% và năm 2005 là 8,4 %; năm 2006 là gần 8,2%; năm 2007 là 8,3% và dự đoán trong năm 2008 sẽ là 8,5%. Theo các chuyên gia phân tích, nếu Việt Nam tiếp tục đi đúng hướng thì việc tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ còn tăng đều và bền vững trong những năm tới là hoàn toàn có thể đạt được.

Lạm Phát

Tỉ lệ lạm phát cũng là một vấn đề cố hữu của mọi nền kinh tế thị trường. Nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các ngành sản xuất và ngành may mặc cũng nằm trong quy luật này. Ở Việt Nam, chỉ số lạm phát năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,6%. Với diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát này đã tạo nên sự e ngại cho các nhà đầu tư dẫn đến sự giảm sút đầu tư làm ảnh hưởng đến ngành may mặc trong nước.

Tình hình kinh tế tại địa bàn Phú Yên

Tình hình kinh tế tại địa bàn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Do đó, phân tích sẽ giúp chúng ta thấy những lợi thế cũng như những cơ hội mà công ty có được

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 15,6% trong đó: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,3%; công nghiệp và xây dựng 23,8 %/năm và khu vực dịch vụ 15%/năm. Năm 2007 là năm Phú Yên đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất 13,3% tăng 35% so với năm trước; thu hút đầu tư nước ngoài xếp thứ hạng cao trong cả nước. GDP bình quân đầu người vào năm 2010: 741,5 USD

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu các ngành ở tỉnh cũng được điều chỉnh ngày càng hợp lý. Ngay trong thời gian này khi nền kinh tế thị trường phát triển, ngành công nghiệp trở nên quan trọng và có nhu cầu mở rộng. Nắm bắt được tình hình đó, việc điều chỉnh lại cơ cấu như hiện nay trở thành tính tất yếu của nền kinh tế. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông, lâm ngư, chiếm: 21,3%; công nghiệp - xây dựng: 43,6% và khu vực dịch vụ: 35.1%. Thành tựu này đánh dấu một bước quan trọng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Ngành công nghiệp nhẹ dệt may sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Quy mô dân số đến năm 2010: 918,8 nghìn người; tốc độ tăng dân số 1,23 %, là một lực lượng khách hàng tiềm năng hấp dẫn trong tương lai.

b) Môi trường tự nhiên

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á. Đặc điểm này tạo cho Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng lắm mưa. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành

nông nghiệp đặc biệt là cây bông vải ở nước ta. Nó là tiền đề cho việc phát triển ngành dệt may ở Việt Nam như hiện nay.

Việt Nam là đất nước có địa hình đa dạng, có núi, có rừng, có sông, có biển, đồng bằng và cả cao nguyên. Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Điều này tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, vị trí ấy có thể giao lưu kinh tế văn hóa nhiều nước Châu Á và thế giới một cách thuận lợi, có thể xây dựng những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế, liên Á, liên khu vực.

Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, Việt Nam đã và đang tiếp tục tiến tới con người công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao về ăn, mặc, ở, lối sống… Đặc biệt theo đúng tác phong công nghiệp là ăn nhanh, mặc gọn, đẹp… Vì vậy thị trường quần áo may sẵn của ngành may mặc rất phù hợp trong xã hội ngày nay.

c) Môi trường chính trị- pháp luật

Việt Nam là một nước có sự ổn đinh vững mạnh về chính trị- xã hội hơn hẳn các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonexia, Philippine và Campuchia… Đây là một trong những điểm mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy hệ thống pháp luật nước ta chưa thực sự hoàn chỉnh, nhưng chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp như: khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vốn mở rộng quy mô sản xuất, tư vấn đào tạo nguồn nhân lực, xóa bỏ hạn ngạch… Ngành dệt may là một trong những ngành chủ chốt của đất nước. Việc xóa bỏ hạn ngạch vào thị trường EU và WTO sẽ tạo bước đột phá nâng quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam lên tầm cao mới, ngành dệt may có điều kiện tiếp tục phát triển và hội nhập sâu hơn.

d) Môi trường công nghệ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh làm cho tốc độ đổi mới của khoa học công nghệ sản xuất ngày càng diễn ra nhanh chóng.

Sự tiến bộ của công nghệ thông tin nói riêng và của khoa học nói chung đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi với các quan điểm kinh doanh mới. Những tiêu chuẩn chất lượng ngày càng được quy định khắt khe, khách hàng có xu hướng đòi hỏi

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu con người về ăn mặc cũng được nâng lên. Con người ngày càng muốn ăn ngon, mặc đẹp. Vì thế trong ngành may mặc cũng có những bước tiến đáng kể. Việc sử dụng những máy móc thiết bị cũ kĩ dần dần đã được thay thế bằng những công nghệ hiện đại, tự động hóa tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời nó còn có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

e) Khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định chi phí sản xuất, tài chính, lao động của Công ty. Có thể nói rằng sự thành công trong kinh doanh là nhờ vào khách hàng. Bởi vậy khách hàng luôn luôn đúng (có lý như nhận thức riêng của họ).

Ý muốn và thị hiếu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và cả không gian. Ý thức được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự sống còn của công ty, do đó Công ty Việt Linh luôn đặt tiêu chuẩn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Hiện nay công ty Việt Linh có số lượng khách hàng đông đảo, chủ yếu là công ty, trường học, bệnh viện… Các Công ty, Cơ quan này chủ yếu là đến đặt hàng may đồng phục theo mẫu, chiếm 66% doanh thu của công ty. Khách hàng của công ty bao gồm:

− Các trường học, bệnh viện − Công ty Bia Sài Gòn Phú Yên − Công ty Điện Lực

− Công ty Dầu thực vật − Công ty vật tư tổng hợp…

Bảng 4.7. Doanh Thu của Các Khách Hàng Đặt May Theo Mẫu

ĐVT: đồng

Khách hàng Doanh thu năm 2006 Doanh thu năm 2007 Tỷ trọng (%)

Các trường học 205.861.719 264.255.393 33,00

Cty Bia Sài Gòn 124.764.678 160.154.784 20,00

Cty Điện lực 106.049.976 136.131.566 17,00

Khác 187.147.017 240.232.176 30,00

Nguồn: phòng KTHC 39

Hình 4.2. Tỷ Trọng Doanh Thu Các Khách Hàng Đặt May Theo mẫu

Thành phố Tuy Hòa là trung tâm của Tỉnh nên các trường học đều tập trung tại đây, có rất nhiều trường đại học cao đẳng trung cấp dạy nghề… Số lượng đặt hàng may đồng phục đông nhất chủ yếu là các trường tiểu học, trung học. Tuy số lần đặt hàng chỉ là 1năm/lần nhưng lại ổn định lâu dài và với số lượng nhiều nên chiếm doanh số lớn (33%). Ở đây có đến gần 20 trường học trong thành phố và còn thêm các trường lân cận ở ngoại thành. Đây là khách hàng quan trọng và lớn nhất của công ty, công ty nên duy trì và phát triển mối quan hệ ngày càng tốt hơn nữa. Ngoài ra các công ty cũng là khách hàng lớn của công ty, tuy lượng đặt hàng không nhiều nhưng lại thường xuyên và lâu dài, đáng kể nhất là công ty Bia Sài Gòn.

Ngoài ra những người đi làm ở công sở và sinh viên, học sinh cũng là khách hàng lớn của công ty với sản phẩm may sẵn chủ lực là áo sơ mi.

Bên cạnh đó đối với những khách hàng nước ngoài khó tính, Việt Linh cũng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ về chất lượng, uy tín và giao hàng đúng hẹn mặt hàng gia công.

4.3.2. Những nhân tố chủ quan bên trong a) Chất lượng sản phẩm

Với khẩu hiệu “Luôn thoả mãn khách hàng bằng những sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh hợp lý”. Công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu và xây dựng một đội ngũ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào của nguyên phụ liệu.

Bảng 4.8. Ý Kiến Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm Chất lượng sản phẩm Số người Tỉ lệ ( % ) Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Kém 7 24 41 10 2 8,30 28,60 48,80 11,90 2,40 Tổng cộng 84 100,00 Nguồn: TTTH

Hình 4.3. Ý Kiến của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm

Theo kết quả điều tra 100 khách hàng trong đó có 84 người biết đến công ty và dùng sản phẩm của công ty ta thấy chỉ có 2% khách hàng cho rằng sản phẩm của công ty có chất lượng kém, có đến 86% ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm của công ty là tốt và khá tốt, 12% ý kiến cho rằng trung bình.

b) Quản trị nguồn nhân lực

Công ty có đội ngũ lao động có tay nghề cao, luôn là việc hết mình vì lợi ích chung của Công ty. Đội ngũ cán bộ quản lý tận tâm, có khả năng điều hành quản lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu thị trường.

Việc đảm bảo quyền lợi của người lao động luôn được ban giám đốc quan tâm, thực hiện nghiêm việc đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ, thanh toán chế độ ốm đau thai sản góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Đồng thời khi có

hợp đồng được kí với lợi nhuận cao, Công ty đều trích để thưởng cho công nhân viên để khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc.

Ngoài ra môi trường làm việc trong công ty rất hòa đồng, công nhân viên trong công ty rất hòa thuận, đoàn kết cùng nhau làm việc để đạt năng suất cao nhất, Ban Giám Đốc rất quan tâm đến đời sống của mọi người, luôn cố gắng tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ.

c) Giá cả

Giá cả sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cả là công cụ mang tính cạnh tranh rất có hiệu lực. Mặc dù trên thị trường ngày nay, cạnh tranh bằng giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng dich vụ, bằng thời gian cung cấp hàng hoá và điều kiện giao hàng nhưng thực tế giá cả có ý nghĩa rất quan trọng, là yếu tố duy nhất trong phối thức tiếp thị tạo ra doanh thu và nó có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với đơn vị sản xuất kinh doanh trong quá trình tái sản xuất. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá:

Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản- Th.S Trần Đình Lý Mức giá thay đổi làm ảnh hưởng đến doanh thu,lợi nhuận và khách hàng. Công ty thay đổi mức giá là do tình hình thị trường lạm phát cao dẫn đến đầu vào tăng giá và nhu cầu người tiêu dùng cũng gia tăng nên giá cả tăng theo là hợp lý, chỉ tăng chừng mực nên người tiêu dùng vẫn chấp nhận.

Hiện nay, đối với sản phẩm áo sơ mi, công ty áp dụng chiến lược định giá theo thị trường, định giá theo nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, công ty có một hệ thống giá linh hoạt. Giá sản phẩm từ 45.000 đồng đến 80.000 đồng, là mức giá phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình vẫn có thể mua được.

Các nhân tố nội tại:

- Mục tiêu marketing

- CL marketing-mix - Chi phí

- Tổ chức định giá

Các nhân tố bên ngoài:

- Bản chất TT và sức cầu

- Cạnh tranh

- Yếu tố môi trường (nền kinh tế, chính quyền…)

Đối với hàng đặt may theo mẫu, tùy vào chất lượng vải và độ phức tạp cầu kỳ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LINH (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w