MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " cải cách hệ thống tài chính " ppt (Trang 35 - 38)

1. Xử lý nợ tồn đọng

1.1 Thành lập công ty mua bán nợ tách ra khỏi các ngân hàng

thương mại.

Hiện nay các cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đều đã thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp và đưa vào hoạt động. Mặt khác, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đã trích lập và xử lý dự

phòng rủi ro. Tuy nhiên theo chúng tôi biện pháp này là không triệt để

bởi những công ty và nguồn vốn hoạt động của các công ty này thực chất

vẫn lấy từ các ngân hàng. Do đó để xử lý những khoản nợ này Nhà nước

nên thành lập ra một công ty mua bán nợ độc lập với các ngân hàng

thương mại này.

1.2 Tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại.

Một trong những nguyên nhân sâu xa của những khoản nợ tồn đọng chính là việc chưa có sự tách biệt giữa cho vay chính sách với cho vay thương mại trong hoạt động của các ngân hàng. Trước đây Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngoài hoạt động cho vay thương mại thường kiêm nhiệm luôn hoạt động cho vay chính sách theo các chương trình của Chính phủ. Những đối tượng này thường là không có khả năng trả nợ. Một tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các ngân

hàng TMQD khác, ngoài hoạt động cho vay trên thị trường thuần tuý họ thường phải tham gia vào các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ như các hoạt động đồng tài trợ cho vay những dự án mà Chính phủ quan tâm, trong đó có không ít những dự án có tính rủi ro cao. Điều này đã làm cho tình trạng nợ xấu, nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại thêm trầm trọng. Hiện nay, tuy chúng ta đã có sự tách biệt bằng việc thành lập

Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu long song đây mới chỉ là bước đầu và trong những vực nhất định. Vì thế trong tương lai Chính phủ cần phải để cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo hướng thị trường hơn,

can thiệp ít hơn vào hoạt động của các ngân hàng này.

2. Giải pháp tăng vốn cho các Ngân hàng thương mại

2.1 Cổ phần hoá từng bước các ngân hàng thương mại

Cổ phần hóa là một quá trình tất yếu khi tiến hành cải cách hệ

thống ngân hàng, do đó cần phải nhìn nhận cụ thể về vấn đề này.

Không nên coi việc cổ phần hóa NHTMNN đơn thuần như một

“chiến dịch ” phát hành chứng khoán để gọi thêm vốn thay cho phần cấp

thêm vốn của nhà nước, mà phải được coi như là một cuộc cách mạng

thực sự…Vừa tăng quy mô vốn, vừa cơ cấu lại hoạt động quản trị kinh

doanh nhờ bổ sung những nhân tố quản lý và nhân tố công nghệ mới. Theo đó, cần áp dụng ngay các thông lệ quốc tế trong việc phát hành

đồng thời cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông, hoặc trước tiên phải

quyền mua cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên của NHTMNN khi cổ phần

hóa cần có quy chế riêng (ví dụ quy định số lượng được mua theo thâm

niên công tác tại Ngân hàng, tỷ lệ giảm giá so với giá thị trường, quyền được hoán đổi giữa hai loại cổ phiếu và việc định đoạt nó.v.v…) sau khi

tôn trọng mọi nguyên tắc đấu giá cổ phiếu trên thị trường. Cần tính toán

một tỷ lệ hợp lý ngay từ đầu cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu trên thị trường. Tính hợp lý tốt nhất cho tỷ lệ này là đủ để bổ sung nhân tố quản trị và công nghệ mới trong Ngân hàng nhưng không vượt mức tỷ lệ khống chế chung cho nhóm nhân tố này.

Đối với các nhà đầu tư trong nước cũng không nên phân biệt thể

nhân hay pháp nhân, miễn là đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý và nằm trong tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ở mức độ chi phối nào đó theo quy định của hội đồng CPH.

2.2 Phát hành trái phiếu Chính phủ

Đây là một biện pháp quan trọng để tăng thêm vốn cho các ngân

hàng mà vẫn đảm bảo quyền sở hữu của Chính phủ trong các Ngân hàng

thương mại quốc doanh.

3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý

Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước

hết vào các lĩnh vực chính yếu của tái cơ cấu như : nghiệp vụ quản lý

chiến lược, quản lý rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý tín dụng và dịch vụ

mới.

4. Giải pháp hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đa dạng hoá

các dịch vụ

Các ngân hàng thương mại cần đầu tư vào các công nghệ mới, đặc

biệt là về hệ thống phần mềm xử lý thông tin khách hàng, chia sẻ thông

tin tạo thành một hệ thống liên ngân hàng. Có như vậy các Ngân hàng sẽ

tiết kiệm được thời gian và tránh được các rủi ro, hạn chế được tình trạng

thiếu thông tin dễ dẫn đến các tổ chức tội phạm quốc tế lừa đảo và tiến

hành các hoạt động rửa tiền. Mặt khác, thông qua việc liên kết thông tin

các ngân hàng sẽ tạo thành một hệ thống mạnh có thể trở thành một lợi

thế cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, trong tiến

trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bắt buộc các Ngân hàng của Việt

Nam phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, vì chỉ có như vậy thì các

ngân hàng thương mại của Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó, các Ngân hàng Thương mại cảu

Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của cả khách hàng

trong và ngoài nước cũng như tạo ra một hệ thống ngân hàng thống nhất

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH..1

I. Lý thuyết chung về hệ thống tài chính...1

1. Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính...1

2. Cấu trúc của hệ thống tài chính....2

2.1. Tài chính doanh nghiệp....2

2.2.Ngân sách Nhà nước....2

2.3. Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội...3

2.4. Tài chính đối ngoại... 3

2.5. Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian...3

II. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính...4

1. Áp lực từ bên ngoài...5

1.1. Áp lực từ các tổ chức tài chính quốc tế...5

1.2. Áp lực trong quá trình hội nhập...5

2. Áp lực từ bên trong...6

2.1. Các nguyên nhân có tính lịch sử...6

2.2. Do bản thân yêu cầu nội tại trong hệ thống ngân hàng...6

III. Xu hướng cải cách hệ thống tài chính...6

1. Sự lựa chọn kiềm chế tài chính...7

2. Sự lựa chọn tự do hoá tài chính...7

IV. Các biện pháp cải cách hệ thống tài chính...7

1. Cải cách các chính sách tài chính...7

2. Cải cách hệ thống ngân hàng...8

3. Phương pháp tiến hành cải cách...8

3.1. Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính...8

3.2. Cải cách từng bước hệ thống tài chính...8

PHẦN II: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM...9

I. Xu hướng tài chính - tiền tệ quốc tế đầu thế kỷ XXI...10

II. Cải cách hệ thống tài chính ở một số nước trên thế giới...10

1. Cải cách hệ thống tài chính của ASEAN:... 10

1.1. Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Thái Lan...10

1.2. Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Indonesia,...11

1.3. Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Malaysia...11

2. Cải cách hệ thống tài chính của Trung Quốc...13

3. Cải cách hệ thống tài chính của Liên bang Nga....13

4. Cải cách hệ thống tài chính của Hàn Quốc...14

5. Kinh nghiệm đối với Việt Nam:...15

6. Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam...16

6.1. Cải cách chính sách tài chính...16

6.1.2 Chính sách tín dụng...17

6.1.3 Chính sách tỷ giá...18

6.1.4. Kết quả đạt được...20

6.1.5. Những vướng mắc cần tháo gỡ...22

6.2. Cải cách hệ thống Ngân hàng...24

6.2.1. Tính tất yếu phải cải cách hệ thống Ngân hàng...24

6.2.2. Nội dung cải cách:...25

6.2.3. Tình hình thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng thời gian qua.... 27

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG

TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM...30

I. Các giải pháp về cải cách các chính sách tài chính...31

1. Hoàn thiện chính sách tỷ giá...31

2. Giải pháp cho chính sách lãi suất...32

3. Giải pháp cho chính sách tín dụng...32

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG:...34

1. Xử lý nợ tồn đọng...34

1.1 Thành lập công ty mua bán nợ tách ra khỏi các ngân hàng thương mại....34

1.2 Tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại.34 2. Giải pháp tăng vốn cho các Ngân hàng thương mại...34

2.1 Cổ phần hoá từng bước các ngân hàng thương mại...34

2.2 Phát hành trái phiếu Chính phủ...35

3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý...35

4. Giải pháp hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đa dạng hoá các dịch vụ...35

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " cải cách hệ thống tài chính " ppt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)