II. Cải cách hệ thống tài chính ở một số nước trên thế giới
6. Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam
6.2.1. Tính tất yếu phải cải cách hệ thống Ngân hàng
a. Thực trạng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Các ngân hàng thương mại của Việt Nam quá nhỏ bé về vốn.
Riêng ngân hàng TMQD lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vốn pháp định cao nhất chỉ là 5000 tỷ VND, Ngân hàng Công thương Việt Nam là 2500 tỷ VND. Đây là một
bất cập rất lớn vì với vốn tự có hiện nay các ngân hàng thương mại Việt
Nam chỉ có tỷ lệ từ 2,5% đến 4% so với tổng tài sản trong khi thông lệ
quốc tế đòi hỏi tỷ lệ này ít nhất phải không dưới 8%. Rõ ràng là nội lực sơ khai của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không đủ sức cạnh
tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng
thương mại Việt Nam còn ở mức lạc hậu so với khu vực và thế giới. Các
dịch vụ của các Ngân hàng Việt Nam chỉ mới chiếm 1/20 tổng số dịch vụ
của ngân hàng hiện đại trên thế giới.
- Tình trạng nợ xấu (bad debt) trong đó có thể bao gồm cả nợ quá
hạn không thu hồi được đang là gánh nặng đối với các Ngân hàng thương
mại và làm cho hệ thống Ngân hàng thương mại đi tới tình trạng nguy
hiểm. Mặt khác, việc xếp loại nợ quá hạn khó đòi của ta hiện nay chủ yếu
là dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn mà chưa tính đến các tiêu chí khác
như nợ đang còn trong diện nợ trong hạn hoặc quá hạn thông thường nhưng thực tế doanh nghiệp đã bị thua lỗ nặng, khả năng trả nợ rất thấp; như vậy nếu phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế thì thực trạng nợ
xấu trong hệ thống NHTMNN sẽ còn cao hơn (chiếm 25% tổng dư nợ
hiện hành).
- Các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác ở Việt
Nam vẫn đang phải chịu một sức ép của việc cho vay chỉ định ở một mức độ nhất định. Quyền chủ động của họ tuy đã được mở ra nhưng mới chỉ là hình thức mà chưa đi vào thực chất.
- Nhu cầu về bổ sung vốn của các NHTMNN trong giai đoạn 2005 – 2010.
Bảng 1: Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN,
Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản có (tỷ VND) 734.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 2.242.636 Tốc độ tăng trưởng Tài sản có 25% 25% 25% 25% 25% 25% Tổng tài sản có điều chỉnh theo
rủi ro (tỷ VND) 587.893 734.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 Vốn tự có (VĐL+ Quỹ BSVĐL) (tỷ VND) 19.121 20.268 21.484 22.773 24.140 25.588 Tỷ lệ tăng vốn tự có theo
nguồn tích luỹ nội bộ
6% 6% 6% 6% 6% 6% Tỷ lệ vốn tự có/tài sản điều
chỉnh theo rủi ro
3,3% 2,8% 2,3% 2,0% 1,7% 1,4% Tổng số vốn tự có tối thiểu theo
thông lệ quốc tế (tỷ VND)
47.032 58.789 73.487 91.858 114.823 143.529 Tổng số vốn tự có bị thiếu
(tỷ VND)
27.910 38.521 52.002 69.084 90.683 117.940
Như đã phân tích ở trên, các NHTMNN đang thiếu vốn trầm trọng. Để đáp ứng các thông lệ quốc tế về mức độ đủ vốn, hiện nay các
NHTMNN cần bổ sung thêm 27 nghìn tỷ đồng, và đến năm 2010, mức
vốn cần bổ sung vào khoảng 117 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn vốn nằm
ngoài khả năng của ngân sách nhà nước, vì vậy huy động vốn từ công chúng đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu là phương thức khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay. Nó không những giúp giảm bớt áp lực đối với ngân sách nhà nước mà còn giúp các NHTMNN nâng cao năng lực tài
chính thông qua tăng vốn điều lệ, đồng thời tạo điều kiện để các ngân
hàng này phát hành các công cụ nợ dài hạn và công cụ phái sinh khác,
góp phần đa dạng hoá nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
mình.
b. Mục tiêu cơ cấu lại các NHTMNN:
- Xây dựng hệ thống NHTMNN thực sự trở thành lực lượng chủ đạo trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo hoạt động lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
- Tạo ra các NHTMNN hoặc các tập đoàn tài chính có qui mô lớn,
hoạt động đa năng, hiện đại, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các NHTMNN trên thị trường trong và ngoài nước.