Tiêu chuẩn của quy trình

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 27 CHỨNG CHỈ RỪNG Phần 1 pdf (Trang 30 - 32)

5. Các quy trình chứng chỉ rừng trên thế giớ i

5.3.Tiêu chuẩn của quy trình

Mỗi bộ tiêu chuẩn thường được xem xét đánh giá từ hai góc độ: a) quá trình xây dựng và b) nội dung tiêu chuẩn.

b) Quá trình xây dựng rất quan trọng vì nó quyết định nội dung tiêu chuẩn. Từ quá trình xây dựng có thể thấy những ai đã tham gia xây dựng tiêu chuẩn và quá trình đó đã diễn ra như

thế nào. Một thành phần cân bằng giữa các nhóm đại diện khác nhau sẽđảm bảo một nội dung cân bằng quyền lợi của tiêu chuẩn.

c) Nội dung tiêu chuẩn vô cùng quan trọng vì nó quy định những yêu cầu về chất lượng quản lý rừng cần phải thực hiện trong CCR.

Các quy trình CCR khác nhau có các quá trình xây dựng tiêu chuẩn khác nhau và nôi dung tiêu chuẩn cũng khác nhau, như bảng so sánh dưới đây:

Bảng 2: So sánh quá trình xây dựng tiêu chuẩn của một số quy trình CCR Quy trình Quá trình xây dựng Nội dung tiêu chuẩn

FSC FSC thành lập Nhóm làm việc có thành phần cân bằng giữa ba Ban (kinh tế, xã hội và môi trường), đại diện cho tất cả các nhóm quyền lợi, từ các vùng địa lý khác nhau, và có các chuyên môn khác nhau, để

xây dựng dự thảo tiêu chuẩn FSC. Dự thảo tiêu chuẩn FSC sau đó được trình Ban giám

đốc FSC để phê duyệt thành tiêu chuẩn chính thức (FSC Principles and Criteria hay FSC P&C). Các tiêu chuẩn FSC quốc gia được xây dựng trên cơ sở FSC P&C theo những quy định chặt chẽ và phải được FSC quốc tế phê duyệt mới được sử dụng cho CCR ở quốc gia đó.

• FSC P&C gồm phần giới thiệu và 10 tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường, chủ yếu là những yêu cầu cụ thể cần phải thực hiện trong quản lý rừng. Các tiêu chuẩn FSC quốc gia chủ yếu chỉ phát triển thêm phần chỉ số (xem Phụ lục 4).

PEFC Tất cả các cổ đông đều

được mời tham gia diễn đàn xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tuy nhiên không bắt buộc phải có mặt tất cả. Tiêu chuẩn được quyết định theo nguyên tắc

đồng thuận nhưng vẫn có thể

theo đa số. Bản thảo tiêu chuẩn được gửi lấy ý kiến nhận xét góp ý trong hai tháng trước khi hoàn thiện.

• Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên tài liệu “Những hướng dẫn ở cấp thực hiện” (operational level guidelines) của Pan-Europe đồng thời phải phù hợp với luật pháp quốc gia và Công ước quốc tế

về lao động (ILO)

SFI • Tiêu chuẩn SFI (SFI Standards) được xây dựng bởi một Hội đồng các chuyên gia lâm nghiệp và

• Tiêu chuẩn gồm những tiêu chuẩn về lâm nghiệp bền vững và các mục: quản lý đất, thu mua, nghiên cứu khoa học

khoa học, có tham khảo ý kiến của các cổ đông, và dựa trên các khuyến nghị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển 1992. Tiêu chuẩn sau đó được sửa đổi vào năm 2001 và 2002.

và công nghệ, giáo dục đào tạo, tham gia của cộng đồng, thực hiện QLRBV, tuân thủ luật pháp, và điều chỉnh sửa đổi. Mỗi mục có một hoặc một số mục tiêu, mỗi mục tiêu có các phạm vi thực hiện, mỗi phạm vi thực hiện có các chỉ sốđánh giá.

MTCC • Tiêu chuẩn của Malaysia – MC&I, do Nhóm làm việc kỹ thuật xây dựng với sự tham gia góp ý của các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng địa phương, và nhiều cổ đông khác, và dựa chủ yếu vào bộ tiêu chuẩn của ITTO (ITTO’s C&I)

• Tiêu chuẩn có nội dung cơ

bản giống ITTO’s C&I.- gồm 7 tiêu chí trình bày trong một bảng gồm ba cột, trong đó cột 1 ghi các chỉ số của tiêu chí, cột 2 là các hoạt động cần thực hiện của chỉ số, cột 3 là tiêu chuẩn thực hiện. Cả chỉ số và tiêu chuẩn thực hiện đều là danh mục các hạng mục cần thực hiện mà không được

định lượng. Tiêu chuẩn được

đính kèm một phụ lục Thông tin bổ xung về tiêu chuẩn thực hiện

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 27 CHỨNG CHỈ RỪNG Phần 1 pdf (Trang 30 - 32)