3. Những hoạt động chứng chỉ rừng ở Việt Nam
4.5. Đào tạo và nâng cao năng lực
Chứng chỉ rừng có nhiều điểm về nội dung và hình thức hoàn toàn khác với các loại chứng chỉ khác. Để có thể phát triển và sử dụng thành công công cụ chứng chỉ rừng thì đòi hỏi những người trong cuộc phải được chuẩn bị tương ứng với từng vị trí công tác, cụ thể là: - Ở cấp ban hành chính sách: Tập huấn, hội thảo về sử dụng công cụ CCR như thế nào để
đạt mục tiêu QLRBV ở cấp quốc gia cũng như cấp đơn vị quản lý. Những thông tin về các quy trình chứng chỉ, nội dung CCR, tiêu chuẩn QLRBV, các giải pháp khuyến khích CCR
đều rất cần thiết cho quá trình ra quyết định và soạn thảo chính sách.
- Các cổ đông: Tập huấn, hội thảo về CCR, vai trò và trách nhiệm của các cổ đông, thiết lập mạng phối hợp, tham khảo ý kiến trong qúa trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
- Ở cấp đơn vị quản lý: Mở lớp đào tạo về thực hiện tiêu chuẩn, xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm tra đánh giá, thiết lập và vận hành chuỗi hành trình, thủ tục xin cấp chứng chỉ. - Cấp thôn bản, cộng đồng: Phổ biến về mục đích ý nghĩa và nội dung của CCR, vai trò,
nghĩa vụ và quyền lợi của thôn bản, cộng đồng, và người dân trong tiêu chuẩn CCR. Hiện tại rất cần đào tạo cán bộ giám sát đánh giá quản lý rừng theo các tiêu chuẩn và cán bộ xây dựng kế hoạch quản lý, nhất là ở cấp đơn vị quản lý. Các hình thức đào tạo có thể
là mở các lớp đào tạo ngắn ngày, gửi đi tham dự các lớp đào tạo CCR ở nước ngoài (ITTO, FAO, Sida/Orgut ThuỵĐiển, Công ty tư vấn lâm nghiệp ProForest v.v), tham dự các hội nghị
hội thảo CCR, nhận tài liệu tham khảo v.v.