Thử nghiệm phát thanh số trên băng sóng trung.

Một phần của tài liệu Phát thanh số DAB các chuẩn E143 và IBOC (Trang 32)

- Tốc độ mã Audio 483216 Kbps.

1.3.3.6. Thử nghiệm phát thanh số trên băng sóng trung.

(Kết quả phỏt thử nghiệm cụng nghệ DRM - tiêu chuẩn ETSI TS 101 980 V1.1.1 (2001-9) trên băng tần sóng trung, sử dụng máy phát sóng DX 10kW analog)

Tháng 6 năm 2003 hàng loạt các đài phát thanh lớn trên thế giới như BBC, VOA, DW đó đưa dịch vụ phát thanh số DRM trên dải sóng ngắn vào hoạt động chính thức. Chất lượng thu tốt, vượt trội so với phát thanh analog.

Năm 2004 ở Trung Quốc người ta cũng thử nghiệm phỏt thanh số DRM trên dải sóng trung, cải tiến máy phát DX cho phát DRM. Cũng trong năm 2004 tại Hồng kông cũng đó tiến hành phát thử nghiệm đánh giá chất lượng của phát thanh DRM trên băng sóng trung.

Ngày 10/5/2004 tại Bangkok đó chính thức phát thử nghiệm phát thanh số trên băng tần sóng trung. Dự án phát thử nghiệm do Đài phát thanh quốc gia Thái Lan-NBT kết hợp với Hiệp hội phát thanh truyền hình châu Á Thái Bình Dương- ABU, tổ chức DRM, hãng VT Merlin (Anh), hãng Harris (Mỹ) và Đài phát thanh đối ngoại Đức (DW) thực hiện.

Từ 27 đến 29.4 .2005, tại Wellington, New Zealand đó tiến hành thử nghiệm DRM cải tiến máy phát của Thales.

Cuối tháng 7.2005, tại Đồng Hới Việt nam cũng đó tiến hành thử nghiệm DRM trên cơ sở cải tiến máy phát 200kW của Harris.

1.3.3.7.Những ưu nhược điểm của tiêu chuẩn DRM: Ưu điểm:

+ Chất lượng chương trình được nâng cao. Khắc phục được hiện tượng nhiễu do phản xạ nhiều tia.

+ Không yêu cầu băng tần mới cho phát thanh số.

+ Có khả năng sử dụng lại được máy phát , anten. Chỉ cần đầu tư và cải tiến chuyển sang phát thanh số trong giai đoạn chuyển tiếp.

+ Giảm chi phí khai thác mặc dù có sử dụng các thiết bị cũ. + Có thể mở thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu.

+ Vùng phủ sóng rộng lớn, có khả năng phủ sóng tầm xa khi sử dụng băng sóng ngắn. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết các đài phát sóng đối ngoại hiện nay đều sử dụng sóng ngắn. Đây là tiêu chuẩn phát thanh số duy nhất hiện nay cho sóng ngắn.

+ Giảm chi phí khai thác (điện năng) mặc dù có sử dụng các thiết bị cũ. + Có thể mở rộng thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu. + Máy thu được thiết kế để thu được tín hiệu analog và tín hiệu digital.

Nhược điểm:

• Cũng giống như HD radio chất lượng âm thanh không cao như công nghệ E 147 của châu Âu.

• Hiện mới đang nghiên cứu để dùng cho band FM.

Hướng 3: Phát thanh số qua vệ tinh có nhược điểm là phục vụ thu cố định là chính cho nên phải thiết lập trạm phát lại mặt đất cho các máy thu di động. Phát thanh số qua vệ tinh phụ thuộc rất nhiều vào quả vệ tinh được dùng.

Hướng 4: Phát thanh số theo tiêu chuẩn nhật bản ISDB-T, nó có thể truyền đi các dịch vụ multimedia như HDTV,SDTV,DSB và mobile – multimedia trong đó tín hiệu audio được mã hóa theo chuẩn MPEG – 2 AAC( ISO/IEC13818 – 7.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát thanh số DAB các chuẩn E143 và IBOC (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w