Tiêu chuẩn DRM

Một phần của tài liệu Phát thanh số DAB các chuẩn E143 và IBOC (Trang 26)

- Tốc độ mã Audio 483216 Kbps.

1.3.3. Tiêu chuẩn DRM

Tiêu chuẩn ETSI TS 101 980 (2001- 09)- Phát thanh số trên băng tần nhỏ hơn 30MHz có thể gọi tắt là tiêu chuẩn DRM.

Hiện nay DRM đã được đưa vào khai thác chính thức. Hiện trên thế giới có trên 1500 đài phát sóng ngắn đang hoạt động, vì vậy DRM sẽ là một hướng rất đáng quan tâm.

DRM sử dụng công nghệ COFDM, tín hiệu âm thanh nén MPEG AAC kết hợp với một số kỹ thuật nén khác như SPR, MPEG 4CELP, HVXC. Hiện nay các nhà chế tạo linh kiện điện tử đang hết sức lỗ lực để chế tạo chip mới sử dụng cho máy thu với giá thành thấp. Một trong những tiêu chí của tiêu chuẩn này là máy thu, máy phát giá thành thấp, chất lượng âm thanh cao. Tuy nhiên cho tới thời điểm này chưa có máy thu thanh thương phẩm.

1.3.3.1.Hệ thống DRM

Hệ thống DRM được thiết kế để thay thế phát thanh AM analog hiện nay. Ngoài ra hệ thống còn được thiết kế sao cho các dịch vụ phát thanh số cũng tồn tại với các dịch vụ phát thanh analog trong khoảng thời gian chuyển đổi. Như vậy quá trình chuyển sang công nghệ số sẽ được tiến hành theo nhiều pha và diễn ra một cách từ từ, không có sự đột biến.

Khác với một số công nghệ phát thanh số khác, hệ thống DRM được thiết kế sao cho có thể sử dụng lại máy phát AM analog sau khi có sự cải tiến nhất định. Điều này hết sức có ý nghĩa về mặt kinh tế vì sẽ giảm chi phí đầu tư cho các đài phát thanh khi chuyển sang công nghệ số.

Hình 9 : Sơ đồ khối hệ thống DRM

Bộ giải mã audio và dữ liệu sẽ tạo ra các định dạng dữ liệu phù hợp. Các dữ liệu sau bộ giải mãcó thể bao gồm hai phần với cấp độ bảo vệ khác nhau. Bộ tổng hợp tín hiệu sẽ tổ hợp lại theo định dạng xác định trong khung truyền dẫn phân tán năng lượng (energy dispersal) để tránh khả năng có sự đều đều không mong muốn trong tín hiệu truyền dẫn. Bộ mã kênh (channel encoder) sẽ đưa vào dữ liệu một số bít ngẫu nhiên, theo qui cách nhất định để thực hiện bảo vệ dữ liệu và sửa lỗi; và thực hiện phân bố các thông tin mã hóa digital vào các phần tử QAM. Những sóng mang cơ bản chứa các thông tin sẽ được đưa đi điều chế tại máy phát. Các phần tử được bố trí trải ra theo trình tự thời gian, theo một hệ thống nhất định, tại phần thu dữ liệu sẽ được khôi phục lại. Nhờ đó, tín hiệu được bảo toàn, không bị suy giảm do hiện tượng pha đinh nhanh. Tín hiệu Pilot có tác dụng cung cấp cho máy thu những tín hiệu chuẩn kể cả pha, biên độ nhờ đó sẽ tiến hành giải mã tín hiệu.

Bộ tạo tín hiệu OFDM sẽ phân bố các phần tử QAM vào ma trận thời gian- tần số. OFDM là tập hợp cỏc súng mang phụ, mỗi súng mang phụ là tín hiệu hình sin với tần số, biên độ nhất định trong một khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp DRM OFDM chiếm dải thông là 10kHz sẽ có từ 88 đến 226 sóng mang phụ. Số lượng sóng mang phụ phụ thuộc vào chế độ truyền dẫn.

Bộ điều chế sẽ biến đổi các tín hiệu đại diện cho OFDM sang tín hiệu analog để đưa đi phát sóng. Đối với máy phát sóng AM không tuyến tính, tín hiệu sẽ được phân chia thành hai: tín hiệu biên độ (A) và tín hiệu Pha (PRF). Tín hiệu"A" đưa tới đầu vào của bộ điều chế âm tần, tín hiệu PRF đưa tới đầu vào của chủ sóng. Với máy phát AM tuyến tính, tín hiệu OFDM sẽ đưa thẳng vào đầu vào âm

tần của máy phát.

1.3.3.2.Chế độ truyền dẫn

Hệ thống DRM được thiết kế với 4 chế độ truyền dẫn khác nhau. Trong từng chế độ lại có sự phối hợp giữa số lượng QAM, tốc độ bít để đạt được độ ổn định truyền dẫn theo điều kiện truyền sóng và vùng phục vụ.

Bảng 1. Chế độ truyền dẫn Chế độ Chế độ điều chế QAM (n QAM) Độ rộng băng thông(kHz) Mục đích sử dụng Băng tần

A 16,64 4,5,5,9,10,18,20 Sóng đất, cho địa phương Khu vực, trên dải LW và MW.

Sóng ngắn băng 26MHz, cho địa phương trong tầm nhìn thấy.

B 16,64 4,5,5,9,10,18,20 Sóng trời cho đối ngoại, phủ sóng quốc gia trên MW và SW.

C 16,64 10,20 Sóng trời cần độ an toàn cao

phủ sóng đối ngoại, trên băng SW.

D 16,64 10,20 Sóng trời cần độ an toàn cao phủ sóng quốc gia, trên băng SW.

Một phần của tài liệu Phát thanh số DAB các chuẩn E143 và IBOC (Trang 26)