V. đứng dậy và nhanh nhảu đáp:
2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo 3 Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác
3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớp học.
*************
Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của học sinh. Chúng luôn quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi trường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối công bằng trong cách cư xử với học sinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt. Một khi nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy cô giáo.
Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên quan đến “quyền lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng điểm) chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầm mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó chưa biết chừng.
Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu ra vấn đề trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân chủ và công khai ấy, bạn tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và bạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quá nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác của thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không có lửa thì làm sao có khói”, chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt ra chuyện “tày trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho đồng nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mang những chuyện tế nhị này ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.
Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này một cách chính xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh.
Nhưng dù lựa chọn giải pháp nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.
Câu 49:
Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớm.
Giáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thay một tiết. Suốt cả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏ ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Vào tình huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao? 1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh