Đa số chọn ứng xử 3: "Cứ để học sinh kia thi bình thường, sau đó cô Thúy gặp giáo viên

Một phần của tài liệu GỢI ý xử lý các TÌNH HUỐNG sư PHẠM TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 109)

chủ nhiệm của em học sinh, trao đổi để có biện pháp giáo dục".

1. Giải ứng xử đẹp (tặng người đầu tiên chọn đúng ứng xử mà số đông lựa chọn) thuộc về bạn

đọc Phạm Phú, 200B/34 Xóm Chiếu, Q.4, TP.HCM.

2. Giải phân tích sắc bén (tặng người bênh vực có lý có tình ứng xử mà số đông lựa chọn)

thuộc về bạn đọc Trần Thị Bạch Tuyết, 25 Võ Thị Sáu, TP. Long Xuyên, An Giang:

Trước tình huống này, cô giáo Thúy nên vận dụng cách ứng xử 3, vừa tỏ ra bình tĩnh, cao thượng, vừa nghiêm khắc, không xa rời trách nhiệm giáo dục đạo đức của mỗi giáo viên trong trường, dù ở bất kỳ bộ môn nào. Cách ứng xử này không làm ảnh hưởng đến cuộc thi của cá nhân học sinh phát ngôn bừa bãi nói trên và quan trọng hơn, không làm ảnh hưởng đến không khí phòng thi nói chung, không làm những em học sinh khác bị vạ lây. Đến khi cuộc thi kết thúc, cô giáo Thúy đến gặp riêng giáo viên chủ nhiệm và gặp riêng em học sinh trên để trao đổi và đưa ra hướng giáo dục cũng không phải là muộn. Còn ứng xử 1: cho qua chuyện ấy thì học sinh kia sẽ tiếp tục có những hành động vô lễ, không những với cô giáo Thúy mà còn với những thầy cô giáo khác. Ứng xử như cách 2, chẳng những cô giáo Thúy xáo trộn trật tự phòng thi, khiến tất cả học sinh phân tâm, mà còn làm cho cô giáo An khó xử vì mang tiếng “mách lẻo”. Với cách này, học sinh kia đã ít cảm tình với cô Thúy, cảm tình với cô An cũng giảm sút.

3. Giải phản biện hóm hỉnh (tặng người phản đối có tình có lý, có chất hài, những ứng xử mà số đông không lựa chọn) thuộc về bạn đọc Nguyễn Học Hải, 18/8 Ngô Thời Nhiệm, P.7, Q.3, TP.HCM:

Ai ơi lời nói gió bay

Dại gì chất nặng hai vai bão lòng Xung thiên tức khí đùng đùng

Thỏa riêng mình, nát một phòng thi chung.

Một phần của tài liệu GỢI ý xử lý các TÌNH HUỐNG sư PHẠM TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 109)