Những kiến nghị đối với các TCTD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất của Việt Nam - Nguyễn Thanh Yến - Chương 3 (Trang 29 - 31)

Thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận hay lãi suất thị trờng, các TCTD sẽ chủ động hơn trong việc đa ra những mức lãi suất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, thực hiện cơ chế lãi suất mới thì các TCTD phải đối mặt với rủi ro cao hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Hơn nữa, có thể xuất hiện hiện tợng cạnh tranh không cân sức giữa một bên là các NHTMVN có tiềm lực về vốn, công nghệ, khả năng kinh doanh với một bên là các NHTMCP với khả năng vốn và điều kiện kinh doanh hạn hẹp sẽ luôn phải chịu thiệt hoặc phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Cũng tơng tự nh vậy là cạnh tranh không cân sức giữa các TCTDVN với các TCTD, NHTM nớc ngoài khi phải xoá bỏ dần những qui định hạn chế hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy, để các TCTD hoạt động tốt và thích ứng với cơ chế lãi suất mới thì trong thời gian tới các TCTD cần phải làm những việc sau:

Thứ nhất, Có các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển và phối hợp hoạt động trên cả 3 thị trờng: thị trờng tiền tệ liên ngân hàng- thị trờng hối đoái- thị trờng chứng khoán.

Theo lý thuyết kinh tế học và thực tế diễn biến hoạt động của các thị trờng này ở các nớc phát triển và các nớc công nghiệp mới cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 thị trờng. Do vậy, nếu phát triển đợc các thị trờng này và có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa 3 thị trờng thì chính sách cho vay theo lãi suất thoả thuận sẽ thành công với các ý nghĩa:

• Một là, sự biến động của lãi suất sẽ đợc giảm thiểu bởi sự biến động tơng tác chu chuyển vốn giữa các thị trờng.

• Hai là, ý muốn tác động tới lãi suất của NHNN và những chính sách cần thiết khác sẽ có cơ chế thuận lợi để đi vào nền kinh tế.

Vì vậy, trong thời gian tới các TCTD nên chủ động tham gia vào cả 3 thị trờng với các công cụ đa dạng hoá.

Thứ hai, nâng cao vai trò của hiệp hội ngân hàng nhằm phối hợp và thống nhất hoạt động giữa các TCTD, tránh tình trạng các TCTD cạnh tranh không lành mạnh với nhau.

Về mặt lý thuyết, khi lãi suất đã đợc tự do hóa thì các TCTD không phải cạnh tranh nhau về mặt lãi suất mà chủ yếu cạnh tranh với nhau về chất lợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nhng trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận các TCTD chủ động ấn định mức lãi suất cho vay trong việc huy động vốn cũng nh cho vay. Trong điều kiện nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, khả năng huy động vốn và cho vay vốn cuả từng ngân hàng còn hạn chế sẽ dễ dẫn đến hiện tợng cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo khách hàng của nhau, làm cho thị trờng vốn trở nên lộn xộn. Để tránh tình trạng này, hiệp hội ngân hàng và các TCTD cần phát huy vai trò trong việc phối hợp với các NHTM và TCTD trên cùng địa bàn nhằm ổn định lãi suất kinh doanh.

Tóm lại, tự do hoá lãi suất là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Trớc mắt vẫn còn nhiều thách thức đặt ra nh- ng nếu có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các giải pháp của các bộ ngành, NHNN

và các TCTD thì sẽ tạo điều kiện về mặt pháp lý cũng nh môi trờng để chính sách lãi suất mới phát huy tác dụng. Do vậy, trong thời gian tới các bộ ngành và NHNN cũng nh các TCTD cần nhanh chóng có những điều chỉnh thích hợp để cơ chế lãi suất mới đi vào thực tế. Những giải pháp trên đây chỉ mang ý nghĩa về mặt lý thuyết và dựa trên kinh nghiệm của một số nớc mới nổi. Do đó để biết đợc tác dụng chính của chính sách lãi suất mới đối với nền kinh tế Việt Nam thì còn phải chờ xem nó đi vào thực tiễn nh thế nào, qua đó sẽ đa ra đợc những giải pháp hiệu quả và sát thực hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất của Việt Nam - Nguyễn Thanh Yến - Chương 3 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(25 trang)
w