Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện tuy an trong 3 năm 2009 2011 (Trang 25 - 26)

Trong nghiên cứu này còn có một số hạn chế như:

- Chưa tách phần thu viện phí từ nguồn BHYT và không BHYT để phân tích đánh giá.

- Nghiên cứu này chỉ nhầm giúp cho công tác quản lý kinh tế y tế nên không đi sâu vào phần phân tích chi tiết.

Chương 5 KẾT LUẬN 5.1. Thực trạng thu chi tài chính bệnh viện

- Nguồn thu tài chính của Bệnh viện Đa khoa Tuy an gồm có 2 nguồn chủ yếu: NSNN và viện phí.

* Nguồn NSNN là nguồn thu cơ bản và mang tính ổn định, đảm bảo chi cho con người và hoạt động hành chính.

* Nguồn thu từ viện phí là nguồn thu chủ yếu cho hoạt động bệnh viện, nguồn thu này chủ yếu chi cho hoạt động chuyên môn và mua sắm trang thiết bị và tăng thêm thu nhập cho CBVC.

* Ngoài ra bệnh viện còn nguồn thu từ dịch vụ nhưng chiếm tỉ trọng thấp. - Các nguồn thu tài chính và mức chi tiêu bình quân trên giường bệnh đều tăng qua các năm trong khi đó nguồn NSNN cấp cho giường bệnh không thay đổi nhiều. Các chi tiêu bệnh viện có xu hướng ngày càng tăng. Việc thực hiện tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho bệnh viện chủ động về mặt chuyên môn và tài chính, bệnh viện có thể tự cân đối các khoản chi một cách linh hoạt, chủ động mở các loại hình dịch vụ KCB để tăng thu và tiết kiệm chi.

- Mức phân bổ NSNN cho bệnh viện trên giường bệnh còn thấp so với mặt bằng chung cả nước, là điều bất hợp lý và thiệt thòi cho bệnh viện. Chi NSNN thực hiện trên giường kế hoạch, bệnh viện phải gồng gánh thêm giường vượt chi tiêu.

- Các nguồn chi về giá trị tuyệt đối có tăng, nhưng về tỷ trọng có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này nói lên được khả năng tiết kiệm chi của bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện tuy an trong 3 năm 2009 2011 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)