Phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH ARIMA vào dự báo GIÁ CHỨNG KHOÁN (Trang 29)

Phần phân tích kỹ thuật trong bài báo cáo tuy ngắn gọn, nhưng thường sẽ rất quan trọng. Vì chính giai đoạn này, sẽ giúp nhà đầu tư định hình được tình hình giao dịch của chính cổ phiếu đó trên thị trường đang diễn ra như thế nào để đưa ra quyết định đầu tư hay không.

- Xác định xu hướng của thị trường.

Hình 8: Phân tích kỹ thuật VNINDEX.

(Nguồn: Báo cáo phân tích index tháng 9/2014)

Các chỉ báo phân tích thường được sử dụng:

- RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối, dùng để nhận biết trạng thái quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Như trên hình 8 dưới 50 là quá bán, giá sẽ nhanh chóng tăng trở lại và trên 70 là quá mua giá sẽ có xu hướng giảm.

- DMI (Directional movement index) là chỉ số xu hướng thị trường, dùng để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán. Bao gồm cặp +DI (hướng vấn động tích cực) và –DI (hướng vận động tiêu cực), khi +DI cắt và nằm trên –DI đó là tín hiệu mua và ngược lại khi +DI cắt và nằm dưới là tín hiệu bán. Kết hợp với chỉ số ADX (chỉ số xu hướng trung bình) cho biết được mức hỗ trợ đối với xu hướng, ADX tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng hiện tại và ngược lại. Ví dụ như trong phân tích VnIndex của

VND, đường +DI màu xanh lá đang cắt trên đường +DI màu đỏ cho thấy tín hiệu mua, tuy nhiên ADX lại hướng xuống đồng thời thanh khoản của thị trường giảm nên khả năng xu hướng mua sẽ không tồn tại được lâu.

- SMA là đường trung bình đơn giản, được tính bằng cách lấy tổng giá đóng cửa thị trường chia cho số khoảng thời gian. Ví dụ SMA (20) là 20 ngày. Bằng việc so sánh giữa 2 đường SMA khác nhau về khoảng thời gian sẽ cho ta biết được xu hướng của giá, khi đường SMA ngắn hạn cắt và ở phía trên đường SMA dài hạn thì giá có xu hướng tăng và ngược lại. Tuy nhiên SMA là trung bình giá của quá khứ nên sẽ có độ trễ.

- Bollinger Band: dải băng Bollinger được sử dụng để đo sự bất ổn của thị trường. Công cụ này cho biết thị trường đang yên lặng hay sôi động, khi thị trường ổn định bởi băng thu hẹp, khi thị trường biến động lớn thì dải băng mở rộng. Từ đó cũng cho thấy được xu hướng của thị trường dựa trên xu hướng của dải băng. Giống như trong hình 2.10 dải băng bollinger đang có xu hướng co lại chứng tỏ thị trường có xu hướng giảm nhưng biến động không lớn.

- Hỗ trợ và kháng cự, các đường xu thế, kênh là các công cụ hỗ trợ cho phân tích xu hướng của thị trường. Ví dụ trong hình 8 sau phiên giảm điểm sâu

VnIndex có 2 phiên tăng giá, tuy nhiên vẫn đang trong vùng kháng cự 595-600 nên vẫn có khả năng giảm điểm. Tuy nhiên kênh lại cho thấy dấu hiệu khả quan hơn về dài hạn, thị trường có xu hướng tăng khi mà giá đã chạm đáy kênh.

- Xác định xu hướng của cổ phiếu

Xác định xu hướng của giá cổ phiếu cũng sử dụng các công cụ giống như xác định xu hướng của thị trường và thường sử dụng thêm các mẫu hình là các dạng mà giá chứng khoán lặp lại các xu hướng đã xảy ra trước đó. Nhận biết được mẫu hình là ta có thể phán đoán được xu hướng của giá chứng khoán, tuy nhiên mẫu hình thường khó nhận biết được chính xác và yêu cầu nhà phân tích phải có kinh nghiệm thị trường lâu năm.

- Khuyến nghị về kỹ thuật.

Xác định được xu hướng là bước ban đầu, nhà phân tích phải đưa ra được phán đoán được cổ phiếu tăng giảm trong khoảng bao nhiêu để đưa ra khuyến nghị đầu tư cho khách hàng. VND dựa trên phân tích kỹ thuật sẽ đưa ra khuyến nghị về mức giá mua, mức giá chốt lời cũng như cắt lỗ và khoảng thời gian đầu tư của từng mã.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH ARIMA vào dự báo GIÁ CHỨNG KHOÁN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)