Tại công trình chung cƣ cao cấp Grandview:

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân phối tải trọng giữa cọc và đất của móng bè cọc nhà cao tầng (Trang 35)

- Bảo đảm cho tải trọng được truyền dẫn đủ tin cậy

2. Tại công trình chung cƣ cao cấp Grandview:

 Phương án bố trí cọc khoan nhồi: Tổng số cọc là 83 cọc (74 cọc đường kính D = 1,0 m; chiều dài L = 38 m; 9 cọc đường kính D = 1,6 m; chiều dài L = 50 m)  Phương án bố trí móng bè cọc: Tổng số cọc là 37 cọc (37 cọc đường kính D =

1,2 m; chiều dài L = 50 m)

Hình 1.15: Ảnh chụp thực tế công trình Chung cư cao cấp Grandview

Công trình này tính lặp đến 5 lần mới hội tụ. Bố trí cọc theo phương pháp thông dụng (các cọc có khoảng cách đều nhau).

Cho kết quả tỷ lệ chia tải như sau: - Đất nền chịu 13% tổng tải - Cọc chịu 87% tổng tải.

Kết quả tính toán và phân tích thấy rằng tại công trình Chung cư cao cấp Grandview, phương án móng bè trên cọc đã tiết kiệm 18,05% khối lượng bê tông và 39,05% khối lượng thép so với phương án móng cọc khoan nhồi thuần túy.

Việc thay đổi phương án thiết kế đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho chủ đầu tư. Hiện tại, công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng khai thác.

Bảng 1.3: Một số công trình thực tế ở TP.Hồ Chí Minh STT Công trình Kết cấu % tải cọcchịu Đo lún (mm) Cao (m) Số tầng Dày bè

1 Bitexco Tower, HCM 262,5 68 4 100% N/A

2 Vietcombank Tower, HCM 144,0 35 3,0 100% barrete

3 Sai Gon Pearl, HCM 125,0 37 2,5 100% N/A

5 An Lac Paza, HCM 70,0 18 2,5 100% N/A

Ghi chú: N/A Không có thông tin

Hình 1.18: Vietcombank Tower, HCM

1.6 Một số kết luận của chƣơng 1

 Sử dụng phương án móng bè cọc cho nhà cao tầng là phương án có hiệu quả về kính tế so với phương án móng cọc thuần túy vì có xét đến sự làm việc của đất nền trực tiếp bên dưới bản móng bè.

 Một số kết quả khảo sát đo đạt, tính toán cho thấy, sức chịu tải của nền có thể chiếm từ 10-50% sức chịu tải của hệ bè-cọc, đặc biệt là các công trình có nhiều tầng ngầm nằm sâu phía trên nền đất tốt.

 Trong điều kiện địa chất có lớp đất yếu ở mặt tiếp xúc với đáy bè thì bè không tham gia chịu lực, lúc đó tải trọng hầu như chỉ truyền vào cọc mà không truyền vào lớp đất trực tiếp dưới đáy bè.

 Sử dụng phương pháp xét đến mối quan hệ tương hỗ giữa đất, bè, cọc và áp dụng các lý thuyết nghiên cứu gần đây đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. nguyên nhân là giảm bớt được số lượng cọc, tận dụng tối đa sức chịu tải cực hạn của cọc, chia tải không chỉ cho cọc mà cả cho bè. Ngoài ra móng bè còn giúp giảm lún lệch, chịu tải ngang. Hệ bè - cọc còn có khả năng kháng chấn hơn hẳn các hệ thống móng khác. Như vậy móng bè cọc nếu sử dụng phương pháp tính toán hợp lý sẽ là một hệ thống móng ưu việt không chỉ ở tính kinh tế mà còn có tính ổn định cao.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân phối tải trọng giữa cọc và đất của móng bè cọc nhà cao tầng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)