MẠCH PHÁT DAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu lắp ráp mạch tạo sóng hiển thị tần số (Trang 52)

Mạch phát sóng sử dụng IC XR – 2206CP để phát ra các sóng sin, vuông và tam

giác có tần số ổn định.

Hình 4.2:Sơ đồ nguyên lý mạch phát sóng sin, vuông, tam giác dùng XR – 2206CP

Sóng vuông được lầy ra từ chân số 11 của IC.

Khi chân 13 và 14 của IC hở, chân 2 của IC cho sóng răng cưa

Khi chân 13 và 14 được nối bằng một điện trở vài trăm Ω, sóng sin xuất hiện ở chân 2.

Tần số tín hiệu

Với R và C là giá trị của điện trở định thời (ở chân 7) và tụ định thời (ở chân 5, 6).

Với một giá trị nhất định của tụ định thời C mắc giữa chân 6 và chân 7, tần số của tín hiệu được thay đổi bởi biến trở R26.

Với một tín hiệu hình sin hoặc tam giác có tần só nhất định, biên độ của tín hiệu được thay đổi bởi biến trở R22.

Ứng với giá trị RC xác định, các sóng sin, vuông, tam giác do IC tạo ra có tần số bằng nhau. Nên để đo tần số ta chỉ cần đo tần số sóng vuông.

Kinh nghiệm khi thiết kế mạch phát sóng dùng IC:

Hiện nay có rất nhiều IC phát sóng được cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên khi lựa chọn IC ta cần chú ý đến sự ổn định của sóng được tạo ra. Ví dụ như IC 555 là một vi mạch tạo xung vuông rất phổ biến. Sử dụng IC này ta có thể dễ dàng lắp các mạch tạo xung vuông có tần số thay đổi. Nhưng sóng vuông do IC 555 tạo ra chỉ ổn định ở tần số cao, còn tần số thấp thì thiếu ổn định. Do vậy IC này thích hợp cho những người bắt đầu làm quen với việc lắp ráp mạch tạo sóng có tần số thay đổi, nhưng không khả dụng để lắp ráp mạch tạo sóng hiện tần số, hay bộ rung cơ học, vì khi ở tần số thấp thì hiển thị tần số bị nhiễu.

Một phần của tài liệu lắp ráp mạch tạo sóng hiển thị tần số (Trang 52)