0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

OrCAD 16.0

Một phần của tài liệu LẮP RÁP MẠCH TẠO SÓNG HIỂN THỊ TẦN SỐ (Trang 60 -60 )

5.2.1 Download và cài đặt

Nhu đã nói ở trên, các bạn có thể download file cài đặt phần mềm OrCAD 16.0 trên các trang web hoặc mua đĩa cài đặt.

Về hướng dẫn cài đặt, có thể tham khảo trong các file hướng dẫn đi kèm với bộ phần mềm (bằng tiếng Anh). Hoặc cũng có thể tìm các file hướng dẫn cài đặt bằng tiếng Việt trên các trang web.

Tuy nhiên, khi cài đặt OrCAD 16.0 (và tất cả các phiên bản khác) có một điểm cần lưu ý là DO LỖI CỦA NGƯỜI CUNG CẤP mà bạn PHẢI CÀI HẾT TOÀN BỘ CÁC PRODUCTS (chương trình con) thì phần mềm mới chạy được.

5.2.2 Tạo mạch nguyên lý

Về cơ bản, việc thiết kế sơ đồ nguyên lý ở các phiên bản khác nhau của phần mềm OrCAD không có gì khác nhau, nên ta hoàn toàn có thể tham khảo ở các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm OrCAD. Ở đây chỉ lưu ý một số điểm:

5.2.2.1 Tạo một Project mới

Thông thường các tài liệu chỉ hướng dẫn: muốn tạo một project (thiết kế mới), bạn mở chương trình OrCAD CAPTURE CIS, vào File New Projet. Khi hộp thoại New Projet xuất hiện thì đặt tên cho project, chọn Schematic, chọn nơi lưu project mà không phân biệt sự khác nhau của các các project mới tạo.

Hình 5.1: Cửa sổ New Project.

Thật ra, tùy theo yêu cầu của người làm mạch mà ta có thể chọn chấm tròn trong những ô khác nhau, đó là những phần liên thông của Capture với những phần khác, như: Capture liên thông với Pspice thì đánh dấu trong ô tròn thứ nhất, Capture liên thông với Layout Plus thì đánh dấu trong ô tròn thứ hai…

Còn nếu như ta chỉ muốn vẽ một mạch điện nguyên lý thì ta chọn chấm tròn trong ô thứ tư: Schematic. Thông thường ta cứ chọn trong ô tròn thứ tư, còn những phần liên thông, sau khi tạo xong mạch nguyên lý ta có thể tạo liên thông bằng cách khác.

5.2.2.2 Kiểm tra lỗi của sơ đồ nguyên lý

Đây là một công việc quan trong. Nếu bạn bỏ qua bước này mà thực hiện luôn việc tạo các file mạch in thì bạn sẽ KHÔNG thể cho máy tiến hành đi dây tự động.

Việc kiểm tra lỗi cho mạch nguyên lý là công việc hoàn toàn do máy tinh thực hiện. Sau quá trình kiểm tra, máy sẽ phát hiện những lỗi về thiết kế do bạn vô tình mắc phải (nếu có).

Nhưng trong một số trường hợp, những lỗi này không phải do bạn, mà bắt nguồn từ người cung cấp như trường hợp sau:

Hình 5.2: Mạch tạo xung 0,5 HZ bị lỗi.

IC 4027 thực tế gồm 2 tầng Flip – Flop J-K ghép với nhau nên 2 Flip – Flop này được đặt tên lần lượt là U16A và U16B (khi chuyển qua mạch in máy sẽ tự hiểu là 1 IC), Thiết kế trên đúng với thực tế, nhưng do lỗi của người cung cấp phần mềm mà máy sẽ báo lỗi trong trường hợp này. Và dù tìm nhiều các sửa, nhưng máy tính sẽ luôn báo lỗi trên khi bạn thực hiện việc kiểm tra lỗi sau khi sửa.

Nếu vẫn để nguyên tình trạng trên mà tiến hành việc làm mạch in thì bạn không thể thực hiện việc đi dây tự động trong layout, mà phải đi dây bằng tay. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian đối với những mạch phức tạp.

Để khắc phục tình trạng này, cách duy nhất là bạn làm một bản sao của sơ đồ nguyên lý.Trong sơ đồ mới này, bạn thay thế IC 4027 trong mạch nguyên lý bằng một linh kiện khác có cùng số chân:

Hình 5.3: Mạch tạo xung 0,5 HZ đã sửa lỗi.

Sau khi sửa và kiểm tra lại, mạch nguyên lý không còn lỗi. Lúc này bạn có thể yên tâm thiết kế mạch in.

5.2.3 Làm mạch in

OrCAD 16.0 luôn bì người dùng than phiền khi tính năng đi dây tự động (autoroute) đã bị nhà cung cấp khóa (disabled). Thật ra vẫn có cách khắc phục.

5.2.3.1 Đi dây tự động trong OrCAD 16.0

Sau khi sắp xếp các linh kiện, bạn có hình 5.5.

Hình 5.5: Các linh kiện được sắp xếp.

Để dễ nhìn, ta tắt bớt tên và giá trị các linh kiện đi bằng cách chọn biểu tượng Color Setting trên thanh công cụ.

Hộp thoại Color xuất hiện, nhấp chọn khung màu bên phải mục Default SSTOP và Default ASYTOP, di chuyển chuột đến 2 khung này, nhấp phải chuột, chọn Visible <> Invisible.

Để chạy mạch in tự động, trên thanh trình đơn, ta chọn Auto  Autoroute SPECCTRA  Launch SPECCTRA. Hộp thoại Allegro PCB Router Version 16.0 Product Selection xuất hiện, chọn bản quyền Allegro PCB Router XL. Sau đó nhấp Select Highlighted Product.

Hộp thoại Allegro PCB Router xuất hiện, chọn OK để tiếp tục. Hộp thoại Invocation Error/ Warning Messages xuất hiện, chọn nút Close ở góc trên bên phải để đóng lại.

Lúc này, màn hình làm việc của trình Allegro PCB Router xuất hiện với các linh kiện đã được sắp xếp.

Để chọn lại bề rộng đường mạch, trên thanh trình đơn, chọn Autorouter 

Setup. Hộp thoại Routing Setup xuất hiện, trong khung PCB Wire Width, nhập bề rộng đường mạch theo ý.

Để bắt đầu chạy mạch in tự động với kích thước đượng mạch đã chọn, chọn Autorouter  Route. Hộp thoại Autorouter xuất hiện, chọn các thông số như hình 5.6, sau đó nhấp Apply.

Hình 5.6: Hộp thoại Autorouter

Chương trình bắt đầu quá trình chạy mạch in tự động. Trong quá trình chạy, hộp thoại Allegro PCB Router xuất hiện, nhấp OK hoặc YES để tiếp tục.

Ngoài ra, nếu hộp thoại Allegro PCB Router thông báo như hình 5.7, túc là còn một số đường mạch mà chương trình không thể kết nối. Bạn chọn OK và ta sẽ đi dây bằng tay cho các đường mạch này.

Nếu sau quá trình đi dây tự động, bạn cảm thấy không hài lòng với thiết kế của máy tính, thì bạn có thể nhấp lại nút Apply trong hộp thoại Autorouter. Đến khi bạn có mạch in vừa ý thì nhấp chọn OK trong hộp thoại Autorouter.

Hình 5.7: Hộp thoại Allegro PCB Router báo không đi dạy tự động 100% được

Cuối cùng, ở màn hình làm việc, sau khi chạy mạch in xong, chọn nút Close để đóng hộp thoại Allegro PCB Router. Hộp thoại Save And Quit xuất hiện, chọn Save And Quit. Lúc này, bên chương trình layout, mạch in sau khi đi dây tự động xong cũng được cập nhật.

Vậy là bạn đã khắc phục được lỗi Disable khả năng Autoroute của OrCAD 16.0. Phần việc còn lại là dùng các công cụ Edit Segment Mode và Add/ Edit Router Mode để sửa và vẽ các đường mạch in còn thiếu.

Hình 5.8:Sơ đồ đi dây do máy tạo. Hình 5.9: Sơ đồ đi dây đã chỉnh sửa.

5.2.3.2 Tìm chân linh kiện

Lựa chon chân cho linh kiện là một việc quan trọng khi làm mạch in. Mặc dù OrCAD cung cấp một thư viện chân khá đa dạng, nhưng bạn nên tìm thêm những thư viện chân linh kiện khác trên các trang web về điện tử. Việc này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi thiết kế mạch in.

CHƯƠNG 6

KẾT QUẢ

Láp ráp được máy phát sóng sin, vuông, tam giác có tần số thay đổi, và thay đổi được biên độ của sóng sin, tam giác. Đồng thời có thể đo hiển thi tần số của sóng phát ra và sóng đưa từ bên ngoài vào.

Dải tần số phát ra của máy mà mạch đếm có thể hiển thị được như sau:

- Với tụ 102: 2,127kHz ÷ 650kHz.

- Với tụ 103: 225Hz ÷ 92,3kHz.

- Với tụ 104: 22,5Hz ÷ 9,23kHz.

CHƯƠNG 7

HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Sử dụng sóng vuông (có tần số thấp) do máy phát ra để thiết kế bộ rung cơ học điều chỉnh được tần số, dùng trong các thí nghiệm tạo sóng cơ học: sóng nước, sóng dừng, tạo sóng trên dây….

Nghiên cứu để cải tiến máy: tạo ra sóng vuông có biên độ thay đổi được.

Nghiên cứu ứng dụng của sóng sin,sóng tam giác và sóng vuông (có tần số cao) do máy phát ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Thanh Vân (2007), Giáo trình vô tuyến điện tử, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh.

[2] Tống Văn On (chủ biên) (2000), Vi mạch và mạch tạo sóng, Nhà xuất bản Giáo Dục.

[3] Lương Ngọc Hải (2005), Giáo trình kỹ thuật xung số, Nhà xuất bản Giáo Dục.

[4] Nguyễn Thế Kỳ Sương, Đào Thị Thu Thủy, Giáo trình kỹ thuật xung, Đại học Công Nghiệp.

[5] Trương Minh Tới, Giáo trình điện tử căn bản.

[6] Nguyễn Văn Điềm (2005), Giáo trình mạch điện tử căn bản, Nhà xuất bản Hà Nội.

[7] Dư Quang Bình (2003). Giáo trình kỹ thuật điện tử, Đại học Đà Nẵng.

[8] Vũ Quang Hối (2005), Giáo trình Điện tử công nghiệp, Nhà xuất bản Giáo Dục.

[9] http://vinacel.hcmute.edu.vn/vimach/AnswerKey.htm [10] http://www.alldatasheet.com

Một phần của tài liệu LẮP RÁP MẠCH TẠO SÓNG HIỂN THỊ TẦN SỐ (Trang 60 -60 )

×