ra đời của Đảng
Sau khi đến với chủ nghĩa MácLênin trở thành người cộng sản (1920) NAQ vừa hăng say hoạt động cách mạng vừa học tập nghiên cứu và tìm cách truyền bá chủ nghĩa MácLênin về nước để kết hợp với phong trào công nhân phong trào yêu nước ở ViệtNam chuẩn bị cho việc thành lập một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam, quá trình này gắn liền với hoạt động của Người ở Pháp-Liên Xô-TrungQuốc. Qua những hoạt động này Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho Đảng ra đời.
* Thời kỳ hoạt động ở Pháp(1920-1923)
Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập “hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc. Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập hội “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” (1921) xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân thuộc địa thế giới.Người tham gia xây dựng báo”LơParia’’(Người cùng khổ) vào năm 1922 mà Người là linh hồn (chủ nhiệm kiêm chủ bút) Người viết nhiều bài đăng trên ‘’Người cùng khổ’’ “Nhân đạo’’cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp, “ đời sống công nhân” của tổng liên đoàn lao đông Pháp. Người viết vở kịch “con rồng tre” để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Những sách báo của
Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận động quần chúng đấu tranh. Những sách báo ấy được các thuỷ thủ Việt Nam bí mật gửi về nước, góp phần làm thức tỉnh và thúc đẩy đồng bào trong nước đấu tranh.
* Thời kỳ ở Liên Xô ( 1923 – 1924)
Giữa năm 1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó Người lưu lại Liên Xô một thời gian, hoạt động trong Quốc tế cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, thực tiễn của đất nước Xô Viết sau cách mạng tháng 10. Trong thời gian này Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ “Sự thật” cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô – “ Thư tín quốc tế” của quốc tế cộng sản. Người luôn coi báo chí là một phương tiện vũ khí tuyên truyền cách mạng. Người còn dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trong như: Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản, các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ… tại Đại hội Quốc tế cộng sản ( 7/1924) Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc… điều này chứng tỏ rằng Người đã nắm được những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac Lê Nin chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuôc địa để rồi truyền bá vào việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc có công lớn trong việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
* Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 – 1927)
Tháng 11 năm 1924 NAQ từ Liên Xô về tơí Quảng Châu Trung Quốc để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Việc đầu tiên là Người tìm hiểu các tổ chức cách mạng của Việt Nam ở Trung Quốc, chủ yếu là Tâm Tâm xã, một tổ chức yêu nước hoạt động hăng say nhưng thiếu tôn chỉ mục đích rõ ràng Người đã mở lớp huấn luyện để dạy họ học làm cách mạng, học cách hoạt đôngj bí mật sau khi học xong phần lớn các hoc viên đó bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Người đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn (02/1925). Rồi từ Cộng sản đoàn tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn để hướng tổ chức này đi theo con đường cách mang Vô sản. Người lại sáng lập ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Những bài của báo có sức hấp dẫn lớn đối với Thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước Người còn tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực.
Tại Quảng Châu Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày (1925 – 1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam những bài giảng của Người sau này được tập hợp trong quấn “ Đường Cách Mệnh” ( xuất bản 1927). Sách có tác dung bồi dưỡng lí luận cách mạng cho cán bộ, vì theo Người “ không có lí luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Nhiều
Đảng viên của Tân Việt Đảng ở trong nước cũng tham dự lớp huấn luyện nhờ vậy chỉ một thời gian ngắn Người đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo, bước đầu nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đào tạo xong Người tung họ về nước để đi vào phong trào vô sản hoá. Phong trào này phát triển mạnh vào những năm 1928 – 1929 một mặt cải biến những thanh niên yêu nước thành người vô sản, mặt khác họ lại truyền bá chủ nghiã Mác Lê Nin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác Lê Nin được truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước và phong trào công nhân đang phát triển nhưng lại thiếu đường lối nên được tiếp nhận ngay. Từ đây phong trào yêu nước phát triển sôi nổi hẳn lên. Đặc biệt phong trào công nhân có sự chuyển biến dần về chất, biểu hiện ở chỗ: số lượng các cuộc bãi công tăng lên hơn trước, ý thức của giai cấp công nhân cũng tăng lên rõ rệt. Các cuộc bãi công ở các địa phương trong nước đã có mối liên hệ ủng hộ lẫn nhau. Phong trào lên cao đòi hỏi phải trhành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đão cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản của các tổ chức Thanh niên Tân việt thành lập nên 3 tổ chức cộng sản tiền thân.
Nguyễn Ái Quốc đã có công lao lớn trong viêc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.