Trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản ViệtNam

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ôn THI đại HỌCMÔN sử những hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái quốc từ năm 1911 đến năm 1930 (Trang 32)

Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam cùng một lúc có ba tổ chức cộng sản, tình hình đó làm cho quần chúng không biết theo tổ chức nào. Vấn đề đặt ra là nên hợp nhất các tổ chức này hay cứ để các tổ chức hoạt động riêng rẽ.

Khi ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời, thế giới bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư bản (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới tất cả các nước làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, nhất là nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Ở Đông Dương mâu thuẫn xã hội càng gay gắt, phong trào đấu tranh của quần chúng càng cao. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng. Hơn nữa sau khi ra đời, ba tổ chức này lại nảy sinh những mâu thuẫn như tranh giành Đảng viên, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng thậm chí còn bài xích lẫn nhau. Tình hình này càng kéo dài càng bất lợi cho cách mạng. bọn đế quốc sẽ lợi dụng tình hình này để đưa tay chân vào phá hoại phong trào đấu tranh. Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập chủ trì Hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản để bàn về việc hợp nhất Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930 tại Cửu Long Hương Cảng Hồng Kông Trung Quốc. Trong Hội nghị mọi vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng đều được các đại biểu nhất trí tán thành, chỉ riêng việc đặt tên Đảng là gay go hơn cả. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình phê phán những nhận thức hẹp hòi, những hoạt động riêng rẽ và chỉ ra yêu cầu cần phải hợp nhất. Việc hợp nhất Đảng còn có thuận lợi vì các tổ chức cộng sản có cùng chung một mục đích đấu

tranh cách mạng cùng chống chung một kẻ thù, cùng theo chủ nghĩa Mac Lê Nin. Song trình độ và uy tín cao cùng những lí luận sắc bén của NAQ đã làm cho các đại biểu sớm nhận ra lẽ phải và Hội nghị hợp nhất đã thành công, ngày 03/02/1930 Đảng đã ra đời lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị hợp nhất được xem như Đại hội thành lập Đảng.

Trong hội nghị này NAQ còn thảo ra những văn kiện quan trọng và được thông qua hội nghị như: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ… các văn kiện trên được gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đã vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

Câu 10. Tóm tăt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường nào?

Gợi ý trả lời: Ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi

rađại dương trên con tàu Latusơ-Tơrêvin)ra đi tìm đường cứu nước,hướng lựa chọn của Người không lần bước theo “đường mòn lịch sử” mà đã vươn lên ngang tầm thời đại, tiếp tục theo hướng phát triển chung của dân tộc, đất nước, nhân loại. Người tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, có ý thức cứu nước và đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn.Người khâm phục các cụ Phan Đình Phùng,Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan chu Trinh…nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu từ “tự do bình đẳng bắc ái” tìm hiểu “xem nhân dân Pháp và các nước khác “làm như thế nào để trở về giúp đồng bào ta”.

Ngày 8-6-1911 tàu tới Xingapo thuộc địa của Anh 14-6-1911 tới Côlômpô lai thuộc địa của Anh.30-6-1911 tới PoXait vẫn thuộc địa của Anh.Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng MacXây..đây là đất Pháp nơi đầu tiên trong đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng “ ông”-Một ngày thăm phố xá anh nhận xét “Thì ra người Pháp ở bên Pháp không ác như người Pháp ở Việt Nam” ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam….Sau đó anh ở Pháp một thời gian làm nghề làm vườn…làm được một thời gian anh lại theo tàu của hãng Năm Sao chạy vòng quanh Châu Phi đi và sống ở các chân trời khác nhau từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyê,từ biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương…anh Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng.

Tại Mĩ-nơi sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 - ở đây phía sau những lời tuyen ngôn bất hủ, phía sau tượng nữ thần tự do là những tội ác man rợ của bọn đế quốc Mĩ, anh phải thốt lên rằng”Văn minh là như vậy đó sao”anh cũng rút ra nhận xét “tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác như nhau”.

Tại Anh bằng thực tiễn lao động kiếm sống để tìm hiểu phong trào đấu tranh,tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc bước đầu Người rút ra những kết luận những nhận thức quan trọng giúp cho việc hình thành con đường cứu nước sau này.”Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc

ở đâu cũng là thù, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi một vòi hút máu nhân dân lao động ở chính quốc một vòi hút máu nhân dân lao động ở các thuộc địa. Muốn tiêu diệt con đỉa đó chỉ có bằng cách vô sản vô sản toàn thế giới đoàn kết lại để cắt đứt hai vòi của nó”.

Như vậy từ 1911 - 1917 Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp hải ngoại làm đủ nghề để sống, nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão là làm sao tìm được con đường cứu nước cứu dân. Người được sống gần gũi những người lao động ở nhiều nước biết rõ hoàn cảnh và nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ tình yêu thương đồng bào Nguyễn Ái Quốc yêu thương tất cả những người đau khổ và nhận thức phải đoàn kết mọi dân tộc bị nô lệ trên phạm vi thế giới để giành độc lập tự do, đó là cơ sở thực tiễn để Người tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Máclênin sau này.

Năm 1917 giữa lúc chiến tranh thế giới I đang diễn ra ác liệt thì cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả thế giới,làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông, làmchuyển biến tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái Quốc.Nguyễn Ái Quốc đã rời Luân Đôn đến Pari để sống và tìm hiểu cách mạng tháng Mười cho thuận tiện hơn vì Pari là trung tâm chính trị của thế giới lúc bấy giờ. Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam.Người tham gia sáng lập” hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc.Người ra nhập Đảng Xã hội Pháp(1919) vì Người cho rằng Đảng này là đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.Tháng 6-1919 thay mặt cho những người yêu nướcViệt Nam Người đã gửi đến hội nghị VécXai (hội nghị phân chia thành quả của các nước thắng trận ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc) bản yêu sách của nhân dân An Nam, tố cáo chính sách của Pháp, đòi tự do, dân chủ,bình đẳng cho các dân tộc Đông Dương. Mặc dù bọn đế quốc không thèm đếm xỉa gì đến bản yêu sách này nhưng nó như một quả bom chính trị tát thẳng vào chúng gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam Và nhân dân các thuộc địa cuả Pháp, sau sự kiện này tên tuổi của NAQ được bọn đế quốc chú ý nhiều hơn được quan tâm đặc biệt hơn.

Nhờ say sưa hoạt động và say sưa tìm kiếm cuối cùng Người đã gặp bản”Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa “của Lênin (7/1920) lúc mới đọc đề cương Người cảm thấy rất khó hiểu vì Người chưa thạo tiếng Nga, có những từ rất khó dịch nhưng càng đọc, đọc càng nhiều lần Người mới thấu giá trị của nó, khi đã hiểu Người “vui sướng đến phát khóc lên được,ngồi trong phòng một mình mà Người muốn hét to giữa đông đảo mọi người rằng; đây là con đường giải phóng chúng ta, đây là cái cần thiết cho chúng ta “Đề cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, con đường cách mạng vô sán. Từ đó Người quyết định đi theo Lênin, đi theo Quốc tế thứ ba.

Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua(12/1920)Người đã quyết định bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba,tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, những quyết

định ấy của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ đây Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến CNM Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chọn con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì Người khẳng định rằng “trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” và muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Như vậy NAQ là người ViệtNam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn nhất để cứu dân tộc. Có thể nói tìm được đường cứu nước là công lao to lớn đầu tiên của NAQ đối với dân tộc đây là mốc mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nếu ông có quyết định ấy thì không có sự kiện thành lập ĐCSVN(3/2/1930)

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ôn THI đại HỌCMÔN sử những hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái quốc từ năm 1911 đến năm 1930 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w