CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN FPT.

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tập đoàn FPT” (Trang 28)

TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN FPT.

3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp

3.1.1. Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của công ty thời gian tới

Xây dựng tập đoàn FPT trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, là sự lựa chọn tối ưu của khách hàng trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng và cải thiện tốt nhất đời sống, năng suất cho người lao động. Đẩy mạnh công tác tiết kiệm nguồn nhân lực, tạo được nguồn hàng rẻ và chất lượng. Đầu tư sản xuất về chiều sâu. Ổn định đơn giá sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và triển vọng các lĩnh vực hoạt động của FPT như trên, Hội đồng Quản trị đề ra những định hướng chiến lược cho năm 2015 như sau:

Toàn cầu hóa:

- Đẩy mạnh mảng Xuất khẩu phần mềm tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu thông qua việc tăng cường đào tạo chuyên gia, nghiên cứu công nghệ mới và đẩy mạnh hoạt động marketing;

- Phát triển dịch vụ BPO mà nguồn nhân lực đã được chuẩn bị và được đối tác Nhật Bản đào tạo kỹ lưỡng trong năm 2013;

- Đẩy mạnh cung cấp các giải pháp phần trong các lĩnh vực chuyên biệt như: Chính phủ, Ngân hàng, Viễn thông, y tế,… ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước đang phát triển như: Lào, Campuchia, Myanmar, bangladesh, Ghana, bhutan, Senegal, …;

- Tiếp tục mở rộng thị phần viễn thông tại các nước trong khu vực và tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới;

- Xây dựng các khu làm việc tại Việt Nam theo mô hình campus và mở rộng quy mô văn phòng tại nước ngoài.

Thị trường trong nước: củng cố vị thế trong các lĩnh vực truyền thống

*Khối Công nghệ:

- Giữ vững thị phần trong nước đối với lĩnh vực Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống;

- Giữ vững và tăng trưởng thị phần dịch vụ bảo dưỡng, cài đặt, lắp đặt, đào tạo, chuyển giao công nghệ bảo hành,... với trọng tâm là các hệ thống phần mềm ứng dụng, thiết bị đặc thù ngành ngân hàng, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ lớn;

- Đẩy mạnh dịch vụ điện tử, nỗ lực tiếp tục đạt tăng trưởng hai chữ số so với năm 2013.

*Khối Viễn thông:

- Đầu tư nâng cấp và cải tạo hạ tầng viễn thông tạo nền tảng để cung cấp các dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về băng thông, tốc độ và sự ổn định; - Đầu tư vào truyền hình cáp, tăng lựa chọn cho khách hàng;

- Tiếp tục mở rộng vùng phủ trong nước và quốc tế;

- Cải tiến hoạt động mảng trò chơi trực tuyến, đẩy mạnh phát hành các trò chơi mới cũng như phát hành các trò chơi trên nền di động.

*Khối Phân phối, Bán lẻ sản phẩm công nghệ:

- Củng cố danh mục phân phối, hoàn thiện hệ thống phân phối nhằm giữ vững vị thế số 1 về phân phối các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam;

- Mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ theo kế hoạch đã được phê duyệt năm 2012, tăng thêm 50 cửa hàng, với mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào cuối năm2014.

Đồng thời đầu tư cho công nghệ mới và các hoạt động nghiên cứu phát triển ở các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm, Lĩnh vực Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống, Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông, Lĩnh vực Nội dung số, Lĩnh vực Phân phối, Bán lẻ sản phẩm công nghệ.

- Các giải pháp về nâng cao động lực phải phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển của chi nhánh

- Các giải pháp nâng cao động lực được đề ra phải đảm bảo tính khoa học, thực tế và hiệu quả.

3.1.4. Điều kiện thực thi các công cụ tạo động lực tại công ty.

*Lãnh đạo:

Hiện nay đối với người lao động dường như quan tâm hơn tới thái độ của cấp trên đối với mình. Vì vậy, một nhà lãnh đạo giỏi phải biết khích lệ và giữ chân nhân viên, kích thích họ làm việc hiệu quả hơn nhiều lần. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cách không mất tiền để lấy lòng nhân viên, làm cho nhân viên phấn chấn làm việc và trung thành với doanh nghiệp. Vì vậy vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng trong việc tạo động lực lao động cho nhân viên, đặc biệt với một công ty lớn như FPT thì vai trò của lãnh đạo càng trở nên quan trọng để giữ chân những nhân viên giỏi và có kinh nghiệm. Để thực hiện điều này lãnh đạo công ty cần áp dụng một số biện pháp như sau:

- Đưa ra các quy tắc quy trình làm việc rõ ràng trong Công ty.

- Xây dựng giá trị và văn hoá tốt cho Công ty và truyền đạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tôn trọng những đóng góp của nhân viên và ghi nhận những lợi ích mà nhân viên đã đóng góp cho Công ty bằng các hình thức khác nhau.

- Giúp nhân viên hiểu được và phối hợp với nhau để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

- Tạo cho nhân viên cơ hội nêu ra những ý tưởng sáng tạo cho sự phát triển của Công ty và trao thưởng cho họ nếu đó là những ý kiến quý giá.

- Tôn trọng sự khác nhau về đặc điểm cá nhân giữa các nhân viên trong Công ty.

- Tìm hiểu thêm về những mong đợi của nhân viên và những lý do của họ khi quyết định làm việc cho Công ty.

- Quan tâm hơn nữa đến gia đình của nhân viên, tổ chức các sự kiện cho gia đình của họ có thể tham gia và giúp họ tìm hiểu thêm về Công ty, tổ chức các kỳ nghỉ và các bữa liên hoan cho gia đình của các nhân viên, cho nhân viên thêm một số tiền thưởng đặc biệt như học phí cho con của họ…

*Tài chính:

Để có điều kiện tạo động lực cho người lao động một cách hoàn thiện nhất, Công ty cần có tài chính mạnh. Muốn như vậy, cần cắt giảm những chi phí không cần thiết, tiết kiệm

đến mức tối đa có thể, hợp lý hoá bộ máy tổ chức và tạo ra nhiều lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Muốn tạo ra nhiều lợi nhuận thì liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau, trong đó các yếu tố kinh doanh như: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, marketing…. Công ty nên chủ động đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và tăng cường sản xuất, dự trù được sự gia tăng về chi phí do giá cả nguyên vật liệu tăng cao để có những sách lược hợp lý khiến cho giá thành sản phẩm không tăng quá cao mà vẫn đáp ứng về mặt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn hết, Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống của người lao động, cải thiện các mối quan hệ trong công ty, xây dựng hoàn thiện các hệ thống công cụ như trình bày ở trên để có thể tạo động lực cho lao động một cách tốt nhất.

*Cơ sở đánh giá.

Vai trò của đánh giá thực hiện công việc đối với sự phát triển và tồn tại của một tổ chức ngày càng trở nên quan trọng. Quy trình đánh giá được thực hiện theo các bước: xây dựng mục tiêu đánh giá, theo dõi từng giai đoạn công việc, đánh giá và điều chỉnh (bao gồm cả thưởng, phạt và kế hoạch đào tạo, huấn luyện). Trong quy trình này, vai trò của bộ phận nhân sự là lập form mẫu biểu đánh giá và xây dựng năng lực đánh giá cho cán bộ quản lý trực tiếp.

Để xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, người đánh giá cần phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống các yếu tố của nó, nghiên cứu phương pháp tiến hành và các bước của hệ thống, thảo luận dân chủ, đánh giá công bằng, minh bạch, tạo cho người lao động động lực làm việc. Từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc của doanh nghiệp.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Hoàn thiện công tác tiền lương

a. Hoàn thiện chính sách tiền lương

Xây dựng các mức lương phù hợp với từng chức danh, từng tính chất công việc.

Những vị trí then chốt trong chi nhánh cần có mức độ ưu tiên hơn, trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn.

Phân công công việc phù hợp tại một số phòng ban.

chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc, tính trách nhiệm và áp lực trong các công việc thực tế đảm nhận và thành tích nhân viên.

c. Hoàn thiện cơ cấu tiền lương

- Đa dạng hóa cách thức, phương thức và các hình thức thưởng - Hoàn thiện các chế độ phúc lợi và dịch vụ dành cho nhân viên

c. Hoàn thiện các hình thức trả lương

- Chi nhánh nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hiệu năng công tác

- Trả lương khoán trực tiếp sản phẩm

3.2.2. Cải tiến công tác thi đua khen thưởng

- Đa dạng hóa các phong trào thi đua.

- Cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các phong trào thi đua.

- Xây dựng được các mức thưởng tương ứng với mỗi phong trào thi đua.

Cụ thể, mức thưởng thành tích thi đua hàng năm được quy định ở bảng dưới đây: Bảng quy định mức thưởng thành tích thi đua

STT Nội dung Mức thưởng(đ/người)(đ/đơn vị) 1 Lao động tiên tiến 250.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Chiến sĩ thi đua 400.0003 Tập thể lao động tiên tiến 350.000

Một phần của tài liệu “Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tập đoàn FPT” (Trang 28)