Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến hoá của bài toán, giáo viên có thể biên soạn những bài tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá. Xuất phát từ những bài tập mẫu sơ đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác nhau. Có thể theo sáu cách sau:
1) Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm)
Ví dụ: Từ bài tập cơ bản sau: Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất tetraetyl chì Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí thải của ôtô, xe máy... Có hợp chất PbO. Trước đây hàng năm, trên thế giới người ta đã dùng tới 230,2 tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng. Lượng PbO bị xả vào khí quyển là bao nhiêu tấn. (Đáp án là 158,9 tấn)
Ta có thể tạo nên bài tập mới như sau:
Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất tetraetyl chì Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí thải của ôtô, xe
37
máy... Có hợp chất PbO. Người ta đã dùng bao nhiêu tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng biết lượng PbO bị xả vào khí quyển là 158,9 tấn.
2) Phức tạp hoá điều kiện
Ví dụ: Từ bài tập cơ bản sau: Nêu phương pháp điều chế metanol, etanol? Ta thay đổi cách hỏi bằng cách yêu cầu học sinh so sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp điều chế metanol, etanol trước đây và hiện nay người ta điều chế chúng bằng cách nào?
3) Phức tạp hoá / đơn giản hóa yêu cầu
Ví dụ: Từ bài tập: Hãy nêu đặc điểm của tầng ozon, nguyên nhân gây nên hiện tượng thủng tầng ozon? Ta có thể phức tạp hoá yêu cầu :
- Giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân huỷ hàng chục ngàn phân tử ozon?
- Trong khí quyển có một lượng nhỏ khí metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng “suy giảm tầng ozon”? Hịên tượng đó có ảnh hưởng gì tới hiện tượng “suy giảm tầng ozon”. Giải thích.
4) Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
Ví dụ: Ta ghép nội dung bài tập: Nguyên nhân gây nên hiện tượng thủng tầng ozon? với bài: Chất nào có thể gây ra sự phá hủy tầng ozon trong các chất sau: Cloflocacbon (CFC), NO, Cl2.
5) Phức tạp hoá / đơn giản hóa cả điều kiện lẫn yêu cầu
6) Đổi bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm khách quan và ngược lại Ví dụ: Từ bài tập: Tại sao hàm lượng chì có trong cây cối ven đường quốc lộ lại lớn hơn nhiều hàm lượng chì có trong cùng loại cây đó nhưng được trồng ở nơi khác? Ta đổi sang bài tập trắc nghiệm như sau:
Hàm lượng của nguyên tố nào sau đây có trong cây cối ở ven đường quốc lộ có nồng độ cao hơn?
38