7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.7. Trang “Phim”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “Phim”
Sưu tầm các đoạn phim có nội dung phù hợp với các nội dung của BGĐT Hóa học đang được xây dựng và tổng hợp thành 1 thư mục.
58
Sử dụng phần mềm Format Factory chuyển định dạng tất cả các Video về dạng FLV
tổng hợp các Video thành một thư mục.
Hình 2.14. Đổi định dạng các video bằng phần mềm Format Factory
Thiết kế giao diện trang “Phim”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Phim” được Link đến trang tương ứng.
Hình 2.15. Trang “Phim” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
- Các tiêu đề của các File được Link đến tài liệu tương ứng.
- Icon Download được link đến File tương ứng.
59
Mỗi HSBGĐT được xây dựng với 6 thành phần bao gồm 2 nội dung chính: bài trình
diễn và tư liệu hỗ trợ dạy học. Bài trình diễn ứng với phần “Bài giảng”, tư liệu hỗ trợ dạy
học tích cực ứng với 5 phần còn lại: Văn bản, Bài tập, Phim, Hình ảnh và Tiện ích. Các
thành phần hỗ trợ dạy học tích cực sẽ hỗ trợ GV dễ dàng soạn thảo cũng như sử dụng
BGĐT để hỗ trợ dạy học tích cực một cách hiệu quả mà ít tốn công sức nhất. Với phạm
vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xây dựng được 5 bộ HSBGĐT cho các bài của
chương “Oxi – Lưu huỳnh” lớp 10 chương trình cơ bản.
Dưới đây chúng tôi xin trình bày HSBGĐT của bài “Oxi – Ozon”
Nội dung bài trình diễn( ứng với phần “Bài giảng”) I. NỘI DUNG BÀI HỌC
A) Oxi
1) Vị trí và cấu tạo
2) Tính chất vật lý 3) Tính chất Hóa học 4) Ứng dụng
5) Điều chế: Trong phòng thí nghiệm Trong công nghiệp
B) Ozon
1) Tính chất
2) Ozon trong tự nhiên 3) Ứng dụng
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
HS biết:
60
- Tính chất vật lý, tính chất Hóa học cơ bản của Oxi và Ozon là tính oxi hóa
mạnh, nhưng Ozon mạnh hơn Oxi.
- Vai trò của Oxi và tầng Ozon đối với sự sống trên Trái Đất.
HS hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của O2, O3. Chứng minh bằng các phương
trình phản ứng trên.
- Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh để rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế.
- Viết phương trình Hóa học phản ứng của Oxi với một số đơn chất và hợp
chất.
- Nhận biết các chất khí.
3. Thái độ,tình cảm
Giúp HS có ý thức tích cực học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng Ozon…
III. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh (file hình), các đoạn phim về các phản ứng cũng như ứng dụng của Oxi,
Ozon.
- Hóa chất: bình chứa Oxi, Na, P đỏ, C2H5OH, KMnO4.
- Dụng cụ: giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, bát sứ, đèn cồn, ống nghiệm. - Các phiếu học tập.
61
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
Hoạt động 1. Vào bài
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học
tập
GV: Vừa qua chúng ta đã học phân nhóm chính VIIA có tên gọi là gì?
HS: Trả lời
GV: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu học phân nhóm VIA còn có tên gọi là
“Chancogen” theo tiếng Hy Lạp nghĩa là nguyên tố sinh ra quặng, vì chúng tồn tại nhiều ở dạng quặng trong (lòng) vỏ Trái Đất. (Ngoài ra còn gọi là “nhóm Oxi” )
Oxi được Priestly tìm ra ngày 1 tháng 8 năm 1774 (nhiệt phân HgO).
Oxi cũng được Scheele tìm ra bằng cách nhiệt phân NaNO3.
Oxi được Lavoisier đặt tên vào năm 1774.Ông cũng giải thích quá trình đốt cháy là phản ứng với oxi(1777).
A. Oxi
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo của Oxi
GV yêu cầu HS dựa vào bảng
tuần hoàn để xác định vị trí của nguyên tố Oxi.
HS: Xác định vị trí của nguyên tố oxi.
Số thứ tự: 8, chu kỳ 2, nhóm VIA
GV yêu cầu HS viết cấu hình
electron của O từ đó suy ra công
thức phân tử, công thức cấu tạo. HS: 8O 1s22s22p4
62
Hoạt động 3. Tìm hiểu về tính chất vật lý
GV cho HS quan sát bình đựng
khí Oxi, nghiên cứu SGK để đưa
ra các tính chất vật lý. Yêu cầu
HS xác định tỉ khối của Oxi so với không khí
HS phát biểu:
- Khí Oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí (d ≈ 1,1).
GV giới thiệu thêm về độ tan của
khí Oxi, nhiệt độ sội (hóa lỏng) của O2, giới thiệu màu sắc của Oxi lỏng.
HS: tos (O2) = -183oC
GV gợi ý HS giải thích tác dụng
của giàn mưa trong xử lý nước ngầm hoặc trong các ao nuôi tôm.
63
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
Hoạt động 4. Tìm hiểu về tính chất Hóa học của Oxi
GV đặt vấn đề: từ cấu tạo nguyên
tử Oxi hãy cho biết khi tham gia
các phản ứng Hóa học, nguyên tử
Oxi chủ yếu nhường hay nhận
electron?
HS nhận xét: Từ cấu tạo nguyên
tử và độ âm điện của Oxi là 3,44
chỉ kém Flo là 3,98. Suy ra:
- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động Hóa học, dễ dàng nhận 2 electron .
- Tính oxi hóa mạnh:
2- O + 2e→ O
- Số oxi hóa trong hợp chất là – 2.
1. Tìm hiểu về phản ứng của Oxi với kim loại
GV làm thí nghiệm: cho kim loại
Natri đã đốt nóng đỏ vào bình chứa khí O2 .
GV yêu cầu HS quan sát hiện
tượng, giải thích bằng phương
trình. GV yêu cầu HS xác định số
oxi hóa của các nguyên tố trong
phương trình phản ứng. HS: Viết phương trình phản ứng : o +1 0 0 -2 t C 2 2 4Na + O → Na O GV hướng dẫn HS nhận xét về khả năng
64
phản ứng của Oxi với kim loại.
Nhận xét: Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Ag. Phương trình
2. Tìm hiểu về phản ứng của oxi với phi kim
GV cho HS quan sát phương trình
phản ứng, đưa ra dự đoán về sản
phẩm sau đó cho HS quan sát
phim thí nghiệm đốt cháy Photpho
đỏ.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng,
nhận xét, viết phương trình phản ứng. GV yêu cầu HS xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
HS: nêu hiện tượng và viết
phương trình phản ứng : o 0 0 +5 -2 t C 2 2 5 4P + 5 O → 2P O
Nhận xét: Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ Halogen)
3. Tìm hiểu về phản ứng của oxi với các hợp chất
GV làm thí nghiệm: Đốt cháy
C2H5OH trong bát sứ với sự có
mặt của Oxi không khí. Yêu cầu
HS quan sát hiện tượng, viết
phương trình phản ứng
GV hướng dẫn HS viết phương
trình phản ứng khi cho khí CO
cháy trong Oxi.
65 thích bằng phương trình phản ứng : 0 0 -2 -2 t 2 2 5 2 2 C H OH +3O →2CO + 3H O 0 +2 0 +4 -2 t 2 2 2CO + O → 2CO GV gợi ý HS rút ra 2 nhận xét. GV kết luận 2 ý:
- Oxi có tính oxi hóa.
- Oxi thể hiện tính oxi hoa mạnh. GV yêu cầu HS giải thích.
HS: Oxi có tính oxi hóa vì lớp
ngoài cùng có 6e > dể nhận 2e
2- O + 2e→ O
Oxi có tính oxi hóa mạnh vì có độ âm điện lớn (chỉ kém Flo)
Hoạt động 5. Tìm hiểu các ứng dụng cúa Oxi
GV cho HS xem một số hình ảnh
về ứng dụng của Oxi : - Oxi dùng luyện gang thép.
- Oxi dùng cho thợ lặn, nhà du
hành vũ trụ, cấp cứu, chữa bệnh. - Biểu đồ tỉ lệ % về ứng dụng của
Oxi trong công nghiệp (hình 6.1
SGK).
HS quan sát và rút ra các ứng
dụng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
66
1. Tìm hiểu cách điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm
GV hướng dẫn HS xem SGK để xác định nguyên tắc và đề xuất một số hợp chất có thể dùng để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm.
HS nêu nguyên tắc (phân hủy các
hợp chất hữu cơ giàu Oxi và kém
bền nhiệt như KMnO4 rắn, KClO3 rắn, H2O2,…) và viết phương trình phản ứng điều chế Oxi.
GV cho HS quan sát thí nghiệm
điều chế O2 bằng cách nhiệt phân H2O2.
GV gợi ý Hs quan sát, rút ra nhận
xét về cách thu khí Oxi và nhận
biết khí Oxi, viết phương trình phản ứng .
HS: Thu qua nước (hoặc thu trực
tiếp bằng phương pháp đẩy không
khí).
- Làm bùng cháy mẩu than hồng.
- Phương trình phản ứng: 2
MnO
2 2 2 2
2H O →2H O + O
67 GV đặt ra vấn đề: Nguồn nguyên
liệu nào trong tự nhiên có thể dùng để điều chế Oxi?
GV giới thiệu ngắn gọn về quá
trình sản xuất oxi trong công nghiệp và hỏi:
- Dựa vào tính chất vật lý nào của Oxi để có thể tách được Oxi ra
khỏi khôngkhí? HS:
1.hóa long
2 2. chung cat phan doan
Không khí→O ↑
- Điện phân nước:
2 4 dp 2 H SO hayNaOH 2 2 1 H O H + O 2 → ↑
- Tại sao khi điện phân nước người ta thường hòa tan một ít H2SO4 hay NaOH HS: Tăng tính dẫn điện.
B. Ozon
Hoạt động 7. Tìm hiểu về tính chất của Ozon
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK,
từ đó so sánh với Oxi về tính chất vật lý và tính chất Hóa học
1. Về tính chất vật lý: - Trạng thái?
- Nhiệt độ hóa lỏng? - Tính tan trong nước?
2. Về tính chất Hóa học: Tính oxi
68
GV cung cấp thông tin, Ozon là
dạng thù hình của Oxi. HS:
1. Tính chất vật lý, khí O3 màu xanh nhạt. mùi đặc trưng, hóa lỏng ở nhiệt độ - 112oC, tan trong nước nhiều hơn Oxi.
2. Tính chất Hóa học: có tính oxi
hóa mạnh và mạnh hơn Oxi.
- Ozon oxi hóa được hầu hết các
kim loại:
2 Ag + O →
3 2 2
2Ag + O →Ag O + O
- Ozon oxi hóa được nhiều phi
kim và các hợp chất vô cơ và hữu
cơ.
Hoạt động 8. Tìm hiểu về Ozon trong tự nhiên và ứng dụng của Ozon 1. Tìm hiểu về Ozon trong tự nhiên
GV cho HS xem phim về cơ quá
trình hình thành khí Ozon trong
khí quyển và sự tạo thành tầng
Ozon.
- Ozon tạo ra do phóng điện
(chớp, sét) trong khí quyển.
- trên mặt đất, Ozon tạo ra do có
sự oxi hóa một số chất hữu cơ
69
2. Tìm hiểu về ứng dụng của Ozon
GV cho HS xem một số hình ảnh
về:
- Tầng Ozon.
- Ứng dụng của Ozon.
- Hiện trạng tầng Ozon và các giải pháp bảo vệ môi trường.
GV bổ sung thêm tá dụng của
Ozon:
- Ngăn tia tử ngoại.
- Một lượng nhỏ Ozon làm cho
không khí trong lành…
HS tóm tắt ứng dụng của tầng
Ozon:
- Trong y học: chữa sâu răng.
- Trong đời sống: dùng sát trùng
rau quả, nước sinh hoạt.
- Trong công nghiệp: tẩy trắng
tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác…
70
Hoạt động 9. Củng cố - Hướng dẫn tự học
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
1) So sánh tính chất Hóa học của O3 và O2?
2) Nêu phương pháp Hóa học phân biệt O3 và O2?
GV cho các HS khác nhân xét, bổ sung, chỉnh sửa.
GV dặn dò về nhà:
- Học bài, chú ý kỹ tính chất Hóa học và điều chế. Khi học, nên có sự so sánh
giữa O2 và O3 để có sự khắc sâu kiến thức.
- Làm bài tập GV cho và các bài tập SGK
- Sưu tầm hình ảnh về lỗ thủng tầng Ozon, các hậu quả và biện pháp khắc phục.
Tư liệu hỗ trợ dạy học tích cực. Gồm 5 thành phần:
1) Phần “ Văn bản”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng văn bản.
- Tư liệu “giáo án”cung cấp cho GV một kế hoạch gợi ý áp dụng BGĐT như
thế nào trên lớp, giáo án chính là phần chuẩn bị, dự đoán các tình huống sẽ xảy ra trên lớp, giúp GV có sự chuẩn bị tốt hơn khi đến lớp.
- Tư liệu “Lịch sử tìm ra nguyên tố Oxi” cung cấp cho GV thông tin về lịch sử
tìm ra nguyên tố này, các mốc thời gian cụ thể. Thông tin này có thể giúp GV
thiết kế hoạt động mở bài tạo được hứng thú cho HS.
- Các tư liệu “ Sinh lý hô hấp”, “Điều trị bệnh bằng Oxi cao áp”, “Vai trò của Oxi đối với sinh vật”, “CFC và quá trình thủng tầng Ozon” cung cấp cho GV
71
thông tin về các ứng dụng của Oxi trong cuộc sống. Thông qua các tư liệu này,
GV có thể thiết kế được các hoạt động giúp cho HS nhận thấy được mối liên hệ
giữa kiến thức lý thuyết sách vở và các quá trình tự nhiên, các hiện tượng trong
cuộc sống, làm cho HS có niềm tin vào khoa học, từ đó nâng cao tính tự giác,
chủ động học tập của HS.
- Các tư liệu “ Thiết kế bài giảng”, “ phân phối chương trình” giúp GV có được
thông tin chính xác về yêu cầu của Bộ giáo dục cũng như xã hội về lượng kiến
cũng như các kỹ năng cơ bản mà HS cần có sau mỗi giờ học, từ đó GV có thể thiết kế các hoạt động lên lớp phù hợp hài hòa giữa nhu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học và nhu cầu xã hội.
2) Phần “Bài tập”: cung cấp cho GV các dạng bài tập có thể sử dụng trong tiến
trình dạy học. Bài tập gồm 2 dạng trắc nghiệm và tự luận. Bài trắc nghiệm gồm
bài trắc nghiệm lý thuyết (80 câu hỏi) và trắc nghiệm tính toán (50 câu hỏi).
Bài tập tự luận gồm các bài có hướng dẫn giải và các đề bài tập thêm. GV có
thể sử dụng nguồn bài tập này làm công cụ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức
và rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS, kích thích HS tự tìm tòi kiến thức bằng
cách sử dụng các bài tập như là nhiệm vụ học tập cho HS.
3) Phần “Phim”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng các đoạn phim. Các đoạn phim được sắp xếp theo các mục: Cấu tạo và tính chất vật lý (2 phim), tính chất Hóa học (14 phim), ứng dụng và điều chế (7 phim) để thuận tiện cho việc sử dụng của các GV. Các đoạn phim có thể
dùng trong hoạt động mở bài, minh họa các thí nghiệm khó xảy ra hay gây độc,
minh họa cho các ứng dụng, quy trình sản xuất, mang học sinh đến với những
ứng dụng phong phú của Hóa học một cách sinh động nhất.
4) Phần “Hình ảnh ”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng hình ảnh. Các hình ảnh cũng đươc phân loại theo từng mục: cấu tạo
và tính chất vật lý, tính chất Hóa học, ứng dụng và điều chế. GV có thể dùng
các hình này để tạo không khí sinh động cho lớp học, làm cho các kiến thức khô khan, trừu tượng trở nên trực quan và gẫn gũi hơn.
72
5) Phần “Tiện ích”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng các phần mềm cài đặt. Khi soạn thảo BGĐT, đặc biệt là bài giảng
cho bộ môn Hóa học, GV thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc soạn thảo.
Với mong muốn giảm bớt những khó khăn ấy, chúng tôi đã sưu tầm và đưa vào
thư viện BGĐT này các phần mềm công cụ hỗ trợ chuyển đổi định dạng các
File (Format factory); phần mềm Chem formatter hỗ trợ đánh công thức Hóa
học trong word, Powerpoint, Excel, …; phần mềm Chemistry handbook, cung
cấp cho GV một thư viện tra cứu tính chất các chất. GV có thể cho HS sử dụng