Sự phân huỷ của màng vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL trong một số mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân hủy của vật liệu tổ hợp poly axit lactic (PLA) chitosan (CS) và không có sử dụng polycaprolacton (PCL) (Trang 39)

số môi trường

Hình 7 trình bày mất khối lƣợng của các màng vật liệu tổ hợp PLA/CS và PLA/CS/PCL trong dung dịch SBF- 1glu theo các thời gian ngâm khác nhaụ Từ hình 7, ta thấy các mẫu PLA/CS và PLA/CS/PCL với các hàm lƣợng PCL khác nhau có sự giảm khối lƣợng lớn hơn so với PLẠ

Sau 2, 5, 7, 10, 14 ngày thử nghiệm, mẫu PLA/CS bị mất khối lƣợng lớn hơn so với các mẫu PLA/CS/PCL. Điều này có thể giải thích bởi PCL làm tăng khả năng tƣơng hợp của PLA và CS, làm cho vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL có cấu trúc chặt chẽ hơn, ít khuyết tật và ít các lỗ rỗng hơn so với vật liệu PLA/CS. Do đó, dung dịch SBF-1glu khó xâm nhập vào bên trong vật liệu PLA/CS/PCL hơn so với vật liệu PLA/CS, làm quá trình thủy phân PLA xảy ra chậm hơn. Màng vật liệu tổ hợp PCL8 mất khối lƣợng nhỏ hơn so với các vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL còn lại ở cùng thời gian ngâm. So sánh cùng loại màng vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL với các hàm lƣợng PCL khác nhau với cùng thời gian ngâm, có thể thấy với hàm lƣợng 8 % kl PCL, mất khối lƣợng của màng vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL8 nhỏ nhất. Với hàm lƣợng 2 % kl PCL, mất khối lƣợng của màng vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL2 lớn nhất.

Các phƣơng trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa mất khối lƣợng và thời gian ngâm khác nhau trong các môi trƣờng vi sinh vật và dung dịch SBF-1glu của các mẫu đƣợc thể hiện trong các bảng 2,3

2 4 6 8 10 12 14 5 10 15 20 25 30 35 40 45 PCL0 PCL2 PCL4 PCL6 PCL8

Hình 7: Đồ thị mất khối lượng của PLA trong các màng vật liệu tổ hợp PLA/CS, PLA/CS/PCL theo thời gian ngâm trong dung dịch SBF -1 glụ

Bảng 2: Phương trình hồi quy mất khối lượng (y-%) của các màng vật liệu tổ hợp PLA/CS và PLA/CS/PCL theo thời gian ngâm (x-ngày) trong dung dịch SBF-1 glu

Mẫu Phƣơng trình hồi quy R2

PCL0 y = 0,155x2 - 5,013x + 52,38 0,949 PCL2 y = 0,303x2 - 7,230x + 51,11 0,979 PCL4 y = 0,321x2 - 7,4x + 48,15 0,988 PCL6 y = 0,142x2 - 3,778x + 30,03 0,992 PCL8 y = 0,112x2 – 2,8579x + 22,15 0,996 Thời gian(ngày)

Bảng 3: Phương trình hồi quy mất khối lượng (y-%) của các màng vật liệu tổ hợp PLA/CS và PLA/CS/PCL theo thời gian ngâm (x-ngày) trong môi trường vi sinh vật

Mẫu Phƣơng trình hồi quy R2 PLA y= 0,014x2 – 1,226x + 13,93 0,997 PCL0 y= 0,189x2 - 5,267x + 42,05 0,963 PCL6 y= 0,049x2 – 2,103x + 13,93 0,995 PCL8 y= 0,208x2 - 5,036x + 36,37 0,987

Từ bảng 5 và 6, ta thấy các phƣơng trình hồi quy nhận đƣợc phù hợp với đƣờng cong bậc 2, với hệ số hồi quy khác nhau từ 0,949 đến 0,997. Hệ số hồi quy lớn nhất từ các phƣơng trình hồi quy phản ánh sự mất khối lƣợng của PLA từ các màng vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL thuỷ phân trong dung dịch SBF-1 glu và môi trƣờng vi sinh vật lần lƣợt là 0,995 và 0,996, tƣơng ứng với mẫu PCL6 và PCL8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân hủy của vật liệu tổ hợp poly axit lactic (PLA) chitosan (CS) và không có sử dụng polycaprolacton (PCL) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)