Ván khuôn cột

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty TNHH xây dựng hiển quỳnh long (Trang 26)

b. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH.

c.3.1. Ván khuôn cột

Trước khi tiếp hành lắp ván khuôn cột phải thực hiện công tác định vị, búng mực vị trí cột và dời cạnh cột qua mỗi bên 0,5m hoặc 1m (dời 2 cạnh vuông góc nhau) làm cơ sở nghiệm thu vị trí cọc sau khi ghép cốt pha. Ván khuôn cột được lắp ghép từ bốn tấm ván đấu chéo góc nhau. Các xương dọc được bố trí với khoảng cách tối đa là 500mm. Tấm ván được liên kết với các xương dọc bằng đinh thép. Khoảng cách các gông cột không quá 800mm. Các thanh gông được làm từ thép V50 hoặc thép C50 ghép đôi, ở giữa 2 thanh có lỗ rỗng để xỏ ty. Cột được chống đứng bằng các cây chống thép, đối với cột có tiết diện lớn hơn 500 thì mỗi cạnh cột phải được chống bằng 2 cấy chống song song nhau, bốn mặt cột là 8 cây để tránh tình trạng cột bị vặn trong quá trình đổ bê tông. Đối với cột cao dưới 3m thì chỉ cần một lớp chống sắt là đủ.

Hiện tượng đẩy nổi do áp lực đổ bê tông lớn là hiện tượng thường xuyên xảy ra, vì vậy tại bốn cạnh ván khuôn cột, chúng tôi sử dụng 4 dây cáp pi8 neo cột xuống sàn bê tông. Các dây cáp này được cột chặt vào hệ gông ngay trên đỉnh ván khuôn cột và các thanh thép cấu tạo chôn sẵn trong sàn.

Để khắc phục việc chân cột bị lệch ra khỏi truc định vị trong quá trình đổ, sau khi búng mực xác định vị trí cột, dùng máy khoan bê tông khoan 4 lỗ ngay góc cột đã định

vị, dùng 4 thanh thép pi 10 đóng cố định tại 4 góc. Các thanh thép này có vai trò như 4 điểm tựa ngăn sự chuyển vị của ván khuôn cột dưới áp lực của bê tông.

Để tránh tình trạng mất nước bê tông, chân cột phải được chèn kín bằng vữa xi măng hoặc giấy thấm nước. Các cạnh cột được dán lớp băng keo 2 mặt có tác dụng ngăn nước bê tông thoát ra ngoài.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty TNHH xây dựng hiển quỳnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w