Ischeỉoribates ỉuminosus (Hammer, 1961) 3 18 5Bỉscheloribates praeỉncỉsus (Berlese, 1913)

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất trảng cỏ cây bụi ven rừng, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 39)

Kết quả trình bày ở bảng 3.9 cho thấy, có 5 loài Oribatida phổ biến theo mùa ở các tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu.

Trong đó, có 2 loài phổ biến vào mùa mưa: Schelorỉbates corolevuensis

(Hammer, 1971); Lamellobates pulustris Hammer, 1958.

Có 2 loài phổ biến vào mùa khô: Ischeloribates luminosus (Hammer, 1961);

Bỉschelorỉbates praeỉncisus (Berlese, 1913).

Có 1 loài phổ biến ở cả hai mùa: Gỉbbỉcepheus novus (Hammer, 1973) về sự phân bố các loài Oribatida phổ biến theo mùa ở các tàng:

Vào mùa mưa:

- Có 1 loài phổ biến ở 2 tầng: Gỉbbỉcepheus novus (Hammer, 1973)

- Còn lại 2 loài, mỗi loài phân bố ở 1 tầng nhất định. Vào mùa khô:

- Có 1 loài phổ biến ở 2 tàng: Ischeloribates luminosus (Hammer, 1961); Bỉschelorỉbates praeincisus (Berlese, 1913).

3.2.3. Bàn luân và nhân xét

• •

Phân tích cấu trúc quàn xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong HST đất và theo mùa về các chỉ số: số lượng loài, số lượng cá thể, chỉ số Margalef (d), chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều Pielou (J’), độ ưu thế (D%), độ phổ biến (C%).

Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng ừong HST đất ở khu vực nghiên cứu: số lượng loài có xu hướng là cao nhất ở tàng 1-1, giảm dần theo thứ tự: tầng 1-2,1-3 (tàng đất 0-10 cm > tàng đất 10-20 cm> tàng đất 20-30 cm). Độ phong phú (d): cao nhất ở tầng đất 1-1, giảm ở tầng đất 1-3, thấp nhất ở tàng đất 1-3 ( 8,04>3,235>2,254). Độ đa dạng loài H’ giảm dàn theo thứ tự tàng đất I-2>I-l>I-3 (tương ứng 2,29>2,282>2,094). Mật độ trung bình (cá thể/m2 ) giảm dần theo thứ tự tầng đất I-l>I-2>I-3. Độ đồng đều J’ tăng dần theo thứ tự tầng đất I-3>I-2>I-1 (tương ứng 0,8732>0,7645>0,669).

Cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở khu vực nghiên cứu: số lượng loài ở mùa mưa cao hơn so với mùa khô ở tầng đất 10-20 cm và tầng đất 20- 30 cm; tầng đất 0-10 cm có số lượng loài mùa mưa thấp hơn so với mùa khô. Cả hai mùa thì mật độ trung bình ở tầng đất 0-10cm là cao nhất. Vào mùa mưa, độ phong phú (d) và độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ cao nhất ở tầng đất 0-10 cm.

Khi phân tích các chỉ số định lượng trong cấu trúc quần xã Oribatida ta thấy giá trị các chỉ số theo từng mùa, từng tầng khác nhau. Như vậy, các yếu tố môi trường sống đã gây ra những sự khác nhau trong cấu trúc quần xã Oribatida.

3.3. Bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng quần xã Oribatida như yếu tố chỉ

thi sinh hoc ĩ

Rabe, 1982 cho rằng phương pháp đánh giá các nhân tố vô sinh, hữu sinh của môi trường sống, nhờ sự hỗ trợ của các hệ thống sinh học được gọi là chỉ thị sinh học. Những cơ thể hay quần xã sinh vật, mà chức năng sống của chúng có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố xác định của môi trường có thể sử dụng để đánh giá các nhân tố ấy, gọi là vật chỉ thị sinh học (Krivolutsky,

1989).

Ve giáp là nhóm động yật rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường đất như nhiệt độ, độ chua, hàm lượng các chất khoáng và lượng mùn, đặc điểm cấu tạo của đất. cấu trúc quần xã Ve giáp có liên quan mật thiết với những thay đổi của điều kiện môi trường đất. Vì yậy, dựa ưên một số chỉ số sinh học của quần xã Oribatida như thành phần loài, mật độ, đặc điểm phân bố của chúng người ta có thể đánh giá được những đặc điểm, tính chất của đất và sự ảnh hưởng của ngoại cảnh đến môi trường đất. Nghiên cứu về khu hệ Ve giáp trong đất ở một số vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy: cấu trúc thành phần loài và nhóm phân loại của chúng có liên quan chặt chẽ với kiểu đất của môi trường sống; còn cấu trúc mật độ sinh khối lại quyết định bởi đặc điểm thảm thực vật. Đặc điểm phân bố và sự thay đổi thành phàn các nhóm động yật sống theo các tầng đất

sâu trong đất lại liên quan nhiều đến chế độ canh tác đất, hay việc sử dụng các sản phẩm hóa chất nông lâm nghiệp. Nhiều nhóm Oribatida là nhóm gây hại trực tiếp cho cây trái hoặc có vai trò như những vectơ mang truyền vi khuẩn, nguồn bệnh và giun sán kí sinh trong môi trường này. Vì thế, qua phân tích cấu trúc các quàn xã Ve giáp chúng ta có thể đánh giá và nhận biết được đặc điểm và tính chất của môi trường đất, có ý nghĩa vô cùng quan trọng chỉ thị sinh học các diễn thế của hệ sinh thái và bảo yệ môi trường, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và khai thác bền vững HST đất, góp phàn cải tạo đất, bảo vệ và phục hồi tài nguyên đất [13].

3.3.2. Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatìda trong môi trường đất ở

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất trảng cỏ cây bụi ven rừng, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 39)