khu vực nghiên cứu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luân
Kết luân
1. Đa dạng thành phàn loài Oribatida của VQG Cúc Phương ở hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi ven rừng, đã xác định được 51 loài, thuộc 23 giống, 15 họ, trong đó có 5 loài mới định loại đến giống (dạng sp.). Đã bổ sung 31 loài cho đa dạng của Oribatida Cúc Phương đã biết trước đó.
2. Thành phần Oribatida ở KVNC: số giống trong một họ không cao, nhưng số loài trong giống và trong họ khá cao, cao nhất là họ Galumnidae Jacot, 1925, với số giống là 5 (chiếm 21,74% tổng số giống) và số loài là 15(chiếm 29,41% tổng số loài), số họ, giống, loài ở các tàng sâu thẳng đứng trong HST đất đều giảm từ mùa mưa qua mùa khô.
3. Theo tầng sâu thẳng đứng trong HST đất thì thành phần loài cao nhất ở tầng đất mặt 0- 10cm > tầng đất sâu 10 - 20cm > tầng đất sâu 20- 30cm. Nghiên cứu đã xác định được 16 loài Oribatida ưu thế theo 3 tầng sâu thẳng đứng trong HST đất.
4. Khi phân tích các chỉ số định lượng trong cấu trúc quần xã Oribatidata thấy các chỉ số J' giảm dần theo thứ tự I -1 < 1-2 < 1-3; chỉ số d giảm dần theo thứ tự I -2 < 1-3 <1-1, chỉ số H’ giảm dần theo thứ tự I -3 < 1-1 < 1-2 Riêng MĐTB cao nhất ở tầng đất mặt 0-10 cm sau đó giảm dần theo thứ tự tầng đất sâu 10 - 20 cm > tầng đất sâu 20 - 30 cm.
5. Các yếu tố tự nhiên tác động đến cấu trúc quàn xã Oribatida đã phần nào cho ta cơ sở có thể sử dụng Oribatida như sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng đất, cũng như công cụ để giám sát sinh học, đánh giá chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến môi trường đất.
Trên đây chỉ là những kết luận của chúng tôi dựa trên sự phân tích các số liệu thu được qua hai đợt nghiên cứu và thu mẫu thực địa vói thời gian còn hạn chế. Để đánh giá, nhận xét chính xác, mang tính tổng quát và khách quan hơn về cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất trảng cỏ cây bụi ven rừng thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình với sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện tự nhiên, càn phải có nhiều nghiên cứu, tại nhiều vị trí khác nhau trong khu vực nghiên cứu.
VQG Cúc Phương là khu dự trữ sinh học còn khá nguyên sơ các nghiên cứu về khu hệ Oribatida. Vì yậy, tác giả rất mong có điều kiện sẽ tìm hiểu thêm, đồng thòi có thêm nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, mở rộng các hướng trong nghiên cứu về Oribatida.