Sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học tổng quan về máy biến áp và trạm biến áp (Trang 36)

V. KHẢ NĂNG TẢI CỦA MÁY BIẾN ÁP

a. Sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn

Thao tác sơ đồ:

Sửa chữa máy cắt: ví duk sử chữa máy cắt 1 (MC1)

 Cắt máy cắt MC1

 Cắt các dao cách ly Cl12, CL11.

 Thực hiện các biện pháp an toàn dể đưa máy MC1 ra sửa chữa (nối đất an toàn, đặt biển

báo, rào chắn)

Khi sửa chữa xong MC1 ta tiến hành đóng điện lại cho các đường dây D1 như sau:

 Mở nối đất an toàn

 Đóng các dao cách ly CL12, CL11

 Đóng máy cắt MC1

→ Như vậy đường dây D1 bị mất điện trong suốt trong quá trình sửa chữa MC1 Khi cần sửa chữa, kiểm tra đường dây: ví dụ sửa chữa đường dây D2

 Cắt máy cắt MC2 (thao tác bằng tay

 Cắt dao cách ly CL22

 Thực hiện các biện pháp an toàn dể tiến hành sửa chữa đường dây D2

Sau khi sửa chữa xong đóng điện lại cho đường dây D2 theo trình tự ngược lại Khi có ngắn mạch xảy ra trên đường dây: ví dụ ngắn mạch xảy ra trên đường dây D2

 Bảo vệ rơle sẽ đưa tín hiệu đến máy cắt MC2

 Cắt dao cách ly CL22

 Thực hiện các biện pháp an toàn để tiế hành sửa chữa đường dây D2

Thao tác sửa chữa thanh góp:

 Cắt tất cả máy cắt mạch đường dây nối vào thanh góp theo thứ tự đường dây kém quan

trọng cắt trước: MC1, MC2, MC3.

 Cắt tất cả máy cắt nguồn nối vào thanh góp: MC4, MC5

 Cắt tất cả các dao cách ly thanh góp: CL11,CL21,CL31, CL41,CL51

→ Khi sửa chữa thanh góp thì toàn bộ sơ đồ bị mất điện Khi có ngắn mạch trên thanh góp

 Bảo vệ rơle đưa tín hiệu đi cắt các máy cắt nguồn (MC4, MC5) và máy cắt của những

đường dây có nguồn cung cấp từ hai phía hoặc có nguồn dự trữ (MC2, MC3). → Toàn bộ sơ đồ bị mất điện.

 Cắt tất cả các máy cắt mà bảo vệ rơle chưa đưa tín hiệu cắt (MC1)

 Cắt tất cả các dao cách ly thanh góp: CL11, CL21, CL31, CL41, CL51

 Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa thanh góp: Nối đất an toàn…

Sau khi sửa chữa thanh góp (TG) xong ta khôi phục lại sự là việc của sơ đồ như sau:

 Mở nối đất an toàn

 Đóng tất cả các dao cách ly thanh góp: CL11, CL21, CL31, CL41, CL51

 Đóng tất cả các máy cắt nguồn nối vào thanh góp MC4, MC5

 Đóng các máy cắt mạch đường dây nối vào thanh góp theo thứ tự đường dây quan trọng

đóng trước: MC3, MC2, MC1 Ưu điểm:

Sơ đồ đơn giản, giá thành không lớn, DCL chỉ làm nhiệm vụi tạo khoảng cách an toàn khi sửa chữa, đóng cắt lúc không có dòng điện nghĩa là làm đúng chức năng của nó. Để đảm bảo an toàn người ta dùng các bộ khóa liên động để dao cách ly chỉ được đóng cắt sau khi MC đã cắt.

Sơ đồ này cho phép xây dựng các thết bị phân phối trọn bộ (KPY) thi công lắp ráp đơn giản, nhanh chóng và vận hành chắc chắn.

Nhược điểm

Độ tin cậy cung cấp điện thấp

Để sửa chữa thanh góp hoặc dao cách ly thanh góp của bất cứ mạch nào cũng đều phải cắt tất cả các nguồn nối vào thanh góp dẫn đến mất điện toàn bộ.

Khi sửa chữa máy cắt của bất kì mạch nào thì mạch ấy phải ngừng cung cấp điện trong suốt thời gian sửa chữa (có thể vài ngày)

Khi ngắn mạch trên thanh góp hay dao cách ly thanh góp tất cả các nguồn đều bị cắt ra và như vậy toàn bộ phụ tải đều bị ngừng cung cấp điện.

Khi ngắn mạch trên đường dây mà máy cắt trên mạch ấy không cắt, thì toàn bộ các máy cắt của nguồn sẽ bị cắt và cũng dẫn đến mất điện toàn bộ.

Phạm vi sử dụng

Vì nhược điểm trên nên sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn chủ yếu dùng trong các thiết bị có công suất nhỏ, không quan trọng, có một nguồn cung cấp và nó còn dùng trong các sơ đồ điện tự dùng của nhà máy điện hoặc trạm biến áp, nhưng trong trường hợp này phải dùng nguồn dự trữ.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học tổng quan về máy biến áp và trạm biến áp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w