- Xây dựng mạng truy nhập quang (FTTx), chuẩn bị tốt hạ tầng để sẵn sàng cung cấp các dịch vụ băng rộng, dịch vụ tốc độ cao.
- Mục tiêu cung cấp truy nhập tốc độ cao và độ ổn định cao cho khách hàng sử dụng các kết nối FE/GE và VDSL.
- Trong giai đoạn đầu tập trung triển khai cung cấp các kết nối quang đến các building (FTTB) và các tủ thiết bị đặt ngoài đường (FTTC) và các khách hàng có yêu cầu cụ thể.
- Dung lượng mạng truy nhập quang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu các dịch vụ băng rộng của khách hàng trực tiếp qua sợi quang và dùng để giảm bớt khoảng cách cáp đồng đối với các thuê bao sử dụng kết nối VDSL.
3.2.2 Các hình thức cung cấp quang FTTx:
- FTTH (Fiber to the Home): cáp quang đến nhà thuê bao. Kéo cáp quang trực tiếp đến nhà thuê bao.
- FTTB (Fiber to the Building): cáp quang đến toà nhà. Kéo cáp quang đến toà nhà, trong toà nhà có thể dùng cáp đồng, cáp đồng trục hoặc bằng cáp quang.
có thể phục vụ cho một cụm hay một khu vực thuê bao (bán kính cáp đồng tính từ tủ thiết bị tới khách hàng từ 500m đến tối đa 1000m). Kết nối từ điểm này tới khách hàng bằng cáp đồng hoặc cáp quang trong trường hợp chất lượng cáp đồng không đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
Trên thực tế sẽ gồm các loại kết nối sử dụng sợi quang như sau:
- Kết nối tới nhà thuê bao (FTTH): Xác định cụ thể danh sách khác hàng có nhu cầu. Khách hàng ở đây chủ yếu là các văn phòng, chi nhánh của các doanh nghiệp lớn, dân cư có thu nhập cao. Khách hàng chủ yếu tập trung ở các Đô thị đặc biệt, Đô thị loại I và Đô thị loại II.
- Kết nối tới các toà nhà (FTTB): chủ yếu là các khu toà nhà văn phòng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các Bộ, Ban ngành, các ngân hàng. Dự báo khách hàng của khu Building - KCN và dự trên khảo sát cụ thể.
- Kết nối tới các tủ thiết bị đặt ngoài đường (FTTC): Chủ yếu cung cấp các kết nối VDSL cho thuê bao. Dự báo khách hàng dựa trên số lượng thuê bao sử dụng băng thông >=4Mbp trở lên và các thuê bao có doanh thu >=450.000/tháng và một số khách hàng tiềm năng.
- Kết nối E1 tới các trạm viễn thông TDM, ví dụ như kết nối các BTS, BSC về MSC.
3.3. Khảo sát nhu cầu sử dụng các dịch vụ mạng cáp quang của khách hàng trên địa bàn TP Hà nội: 3.3.1. Nhu cầu dịch vụ viễn thông của các cơ quan Đảng, Chính phủ
Một trọng tâm cần phải xét đến cầu cung cấp dịch vụ kết nối dựa trên cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của Viễn thông Hà nội là việc triển khai đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước (gọi tắt là Đề án 112). Với mục tiêu của đề án là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa công nghệ hành chính, thực hiện tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao. Xét đến mục tiêu thực hiện của
diện rộng của các cơ quan này và kết nối truy nhập cơ sở dữ liệu dùng chung. Theo dự án 112 thì mạng cục bộ của các đơn vị thuộc các cơ quan Đảng, Chính quyền thành phố Hà nội sẽ được kết nối thông qua các kênh thuê riêng tốc độ Nx2 Mbps hoặc Nx64Kbps về các điểm tập trung và kết nối với mạng trục để hình thành một mạng diện rộng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, với sự bùng nổ rất nhanh về nhu cầu trao đổi thông tin và việc áp dụng công nghệ truyền dẫn chuyển mạch thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu băng thông kết nối cho người sử dụng thì việc thay thế kết nối truyền thống kênh thê riêng kiểu TDM như đã nói ở trên bằng hình thức kết nối mới có tốc độ truyền tải cao hơn (10Mbps, 100Mbps, 1Gbps ...) là giải pháp mang tính khả thi hơn.
Theo số liệu điều tra khảo sát, danh mục các cơ quan Đảng và Nhà nước thuộc cấp thành phố, quận, huyện, xã phường và thi trến trên địa bàn thành phố Hà nội gồm có:
- 31 trụ sở Thành Ủy, Quận uỷ, Huyện uỷ, - 51 trụ sở sở, UBND quận/huyện
Theo đó, số lượng về nhu cầu kết nối của khối các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể là khá lớn. Một đặc điểm cần nhấn mạnh ở đây là trụ sở của các cơ quan Đảng và chính quyền phân bố theo các đơn vị hành chính, địa lý. Do vậy việc cung cấp các kết nối hiện tại và trong tương lai cho các đon vị này đòi hỏi phải được triển khai trên toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng Viễn Thông Hà nội. Giải pháp cụ thể:
Xây dựng 02 mạng VPN mới sử dụng cáp quang tại tất cả các nhánh:
- 01 mạng VPN gồm 31 nhánh phục vụ kết nối Thành ủy tới các Quận ủy và Huyện ủy.
- 01 mạng VPN gồm 51 nhánh phục vụ kết nối UBND tới các Sở và các UBND Quận, Huyện.
Ưu điểm của cấu hình mạng cáp quang mới:
• Không bị hiện tượng nghẽn cổ chai tại do các nhánh đều có khả năng nâng cấp tốc độ lên đến 1 Gbps.
• Hỗ trợ khả năng phân chia các dịch vụ ra theo các nhóm mạng.
• Thiết lập VPN trên nền dịch vụ MetroNet, cáp sợi quang được kéo đến tận nhà khách hàng nên đảm bảo độ ổn định cũng như chất lượng dịch vụ rất cao.
3.3.2. Nhu cầu dịch vụ viễn thông của khối các doanh nghiệp, tỏ chức, giáo dục đào tạo
Trong vài năm trở lại đây với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế của cả nước nói chung và đặc biệt là Hà nội và một số thành phố lớn khác; Sự phát triển về kinh tế, nhu cầu sử dụng máy tính và mạng máy tính kết nối trao đổi, truy cập và lưu trữ thông tin đang phát triển tới mức bùng nổ ở mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội như trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo, y tế.... Các loại hình cung cấp dịch vụ kết nối viễn thông tin học tại thành phố Hà nội có thể phân chia ở các dạng sau đây:
- Các dịch vụ cung cấp kết nối cho các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông tin học và dịch vụ gia tăng: Bao gồm các công ty có nhu cầu kết nối như: Viettel, Saigon Postel, Công ty Viễn thông điện lực, FPT, Hà Nội Telecom, công ty viễn thông Hàng hải, ... Và đặc biệt là các nhu cầu cung cấp băng thông kết nối để triển khai dịch vụ 3G của các mạng di động lớn như Vinaphone, MobiFone, kế hoạch đến hết năm 2010, VTHN sẽ cung cấp kết nối quang cho 2000 trạm BTS. - Các doanh nghiệp lớn như các Tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm. Các doanh nghiệp này thường có những cơ sở dữ liệu dùng chung nên có nhu cầu rất lớn về kết nói truy nhập nội bộ trong phạm vi thành phố Hà nội và kết nối với mạng riêng trong phạm vi toàn quốc. Điển hình là các đơn vị như Ngân hàng Công thương, VIETCOMBANK, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân Hàng TMCP Hàng hải, Ngân hàng TMCP Á Châu, TECOMBANK, Kho bạc Nhà nước .
- Các trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện tại Hà nội đã có hàng nghìn các khu công nghiệp, đô thị mới,
- Các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà máy, ...
3.3.3. Nhu cầu của nội bộ Viễn thông Hà nội
■ ■ o ■
Viễn thông Hà nội hiện tại có 10 đơn vị trực thuộc gồm Công ty Điện thoại 1,2,3, Công ty Dịch vụ Viễn thông, Trung tâm Điều hành thông tin, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm tin học, Công ty dịch vụ vật tư, Các ban quản lý dự án; Quản lý 18 tổng đài HOST, 2 tổng đài Tandem, 1 tổng đài CityPhone, 300 vệ tinh.
Viến thông Hà nội cũng có những nhu cầu kết nối nội bộ trong mạng viễn thông của mình giữa các đơn vị thành viên, giữa các điểm đặt thiết bị nhằm mục đích thực hiện thống nhất quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh bằng mạng máy tính kết nối nội bộ. Do mạng Viễn thông Hà nội là khá lớn, các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng là nhiều; đồng thời VTHN cũng đã xây dựng các phần mềm điều hành SXKD, cung cấp dịch vụ khách hàng và tin học hóa tất cả các khâu trong qui trình sản xuất, nên khối lượng dữ liệu trao đổi trên mạng là khá nhiều, giải pháp kết nối tốt nhất cho các nút mạng chuyển mạch định tuyến của mạng này là thực hiện qua các giao diện Ethernet 100/1000/1000 Mbps.