0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CHƯƠNG 4 NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH BỂ AEROTANK VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ BỂ AEROTANK (Trang 43 -43 )

BỂ AEROTANK VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

4.1. CÁC SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bảng 1. Các vấn đề thường gặp khi vận hành quá trình bùn hoạt tính

STT Vấn đề Nguyên nhân Hậu quả

1 Bùn phát triển

phân tán

(Dispersed growth)

Các vi sinh vật không tạo bông mà phân tán dưới dạng những cá thể riêng biệt hay những cụm nhỏ với đường kính 10µm-20µm.

Hiệu suất bể lắng đợt hai thấp, nước ra khỏi bể bị đục. Lượng bùn tuần hoàn ít.

2 Bùn không kết dính được

( pinpoint floc)

Bông bùn thường có hình cầu nén nhỏ, có đường kính 50-100µm, nguyên nhân là do có sự phân chia các bông bùn lớn, thiếu thức ăn, vi sinh vật phải dùng các polysaccarit ngoại bào như nguồn C và năng lượng cho quá trình sống.

Chỉ số thể tích bùn SVI thấp, nước ra khỏi bể bị đục.

3 Bùn tạo khối (bulking )

Các vi khuẩn dạng sợi phát triển quá mức trong bùn làm bùn nén kém và lắng kém.

SVI cao. Khó duy trì nồng độ bùn cần thiết trong bể sục khí. Khả năng tách nước của bùn giảm.

4 Bùn nổi (rising

sludge) Trong bể lắng đợt hai diễn ra quá trình khử nitrat hoá sinh ra khí N2, khí N2 di chuyển lên trên kéo theo các bông bùn hoạt tính lên trên mặt nước. Thời gian lưu lớp bùn nhỏ hơn 1 giờ là đủ hình thành lớp bọt khí. Hình thành lớp bùn hoạt tính trên mặt nước. 5 Bọt váng

(foaming/scum) Do sự hiện diện của vi khuẩnNorcadia spp và Microthrix Parvicella.

Gây mùi hôi. Làm tăng SS, BOD ở nước thải đầu ra. Lớp bọt váng sẽ giữ lại một lớp bùn hoạt tính làm ảnh hưởng tới thời gian lưu bùn.

không phải do vi khuẩn dạng sợi

bào làm lớp bùn xốp. nước thải đầu ra, làm loãng lượng bùn. Nguồn: Activated Sludge Bulking and Foaming Control

Hình 4.1 : Bùn nổi và bùn tạo bọt, váng

• Triệu chứng 1: Lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải, không còn bùn lắng.

- Do chất hữu cơ quá tải. Khắc phục : giảm tải lượng hữu cơ. - Do pH thấp. Khắc phục: thêm độ kiềm.

- Do sự tăng trưởng của vi nấm sợi (filamentous). Khắc phục: thêm dinh dưỡng, thêm clo hay peroxyde để tuần hoàn.

- Do thiếu hụt dinh dưỡng . Khắc phục: thêm dinh dưỡng. - Do độc tính. Khắc phục: xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý.

- Do thông khí quá nhiều. Khắc phục: Giảm thông khí trong khoảng thời gian lưu lượng thấp.

• Triệu chứng 2: Một lượng lớn các hạt rắn nhở rời khỏi bể lắng.

- Nguyên nhân: sự hỗn loạn quá mức. Khắc phục: giảm sự hỗn loạn (kiểm soát thổi khí lưu lượng thấp).

• Triệu chứng 3: Một lượng lớn các phân tử trong mờ, nhỏ rời khỏi bể lắng. - Do tốc độ tăng trưởng của bùn. Khắc phục: tăng tuổi bùn.

- Do bùn hoạt tính mới, yếu. Khắc phục: giảm nước thải.

• Triệu chứng 4: Bùn lắng tốt nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn. - Do sự khử nitrat hóa. Khắc phục: tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh tuổi bùn để hạn chế sự nitrat.

- Do thông khí quá mức. Khắc phục: giảm sự thông khí.

• Triệu chứng 5: Các vi sinh vật trong bùn hoạt tính chết trong thời gian ngắn.

Do dòng vào chứa các chất độc tính. Khắc phục: tách bùn hoạt tính( nếu có thể). Tuần hoàn tất cả các chất rắn đang hiện diện. Ngưng cung cấp nước thải. Tăng tốc độ tuần hoàn. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.

• Triệu chứng 6: Bề mặt của bể hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt nhờn, dày. - Do bùn quá già. Khắc phục: giảm tuổi bùn. Tăng lượng nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bùn.

- Do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống. Khắc phục: tăng cường loại hóa chất béo. Sử dụng các chất bơm kiểm soát bot. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.

- Do các vi khuẩn váng bám tạo bọt. Khắc phục: loại bỏ các vi khuẩn này.

• Triệu chứng 7: xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt bể hiếu khí.

- Do bùn hoạt tính trẻ, lượng bùn ít. Khắc phục: tăng tuổi bùn, giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.

KẾT LUẬN

Các quá trình sinh học hiếu khí được ứng dụng rộng rãi để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ chưa trong nước thải. Các hệ thống xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính đã được ứng dụng trước 1980. Hiện nay đã có rất nhiều trạm xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hoạt động trên khắp thế giới nhằm xử lý các dòng nước thải từ các trung tâm đô thị, các nhà máy chế biến thực phẩm và các dòng nước thải chứa các chất hữu cơ nói chung. Hiệu quả COD, BOD nhìn chung khá cao, trong đa số trường hợp có thể đạt từ 78 – 82% hoặc lớn hơn, bên cạnh đó khả năng ứng dụng và áp dụng rỗng rãi cũng như khả năng xử lý cao nó đang được các nhà máy, xí nghiệp xem xét xây dựng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ BỂ AEROTANK (Trang 43 -43 )

×