Tốc độ tăng trưởng của bùn tính theo công thứ c:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ BỂ AEROTANK (Trang 40)

Yobs = Y/(1 + kd . θc) = 0.5/(1 + 0.06*10) = 0.3125 mg/mg Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong một ngày:

Px = Yobs Q0 (S0 - S) 10-3 = 0.3125 * 4000 (180 – 20) * 10-3 = 200 kg VSS/d Tổng cặn lơ lửng sinh ra: = 200/0.8 = 250 kg SS/d

7.Tính lượng bùn xả ra hằng ngày Qxả từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn cặn:

Qw = 25.0 m3/d (khi lãng phí được thực hiện từ dòng tái chế thuế TTĐB)

8.Ước tính hệ số tuần hoàn

3500 (Q + QR) = 8000 QR

Vì vậy, QR/Q = 0.78

9.Tổng lượng O2 cần thiết

(g/d) = - 1.42 = (4000(180 – 20) * 10-3)/0.68 - 1.42 * 25 * 8000 * 10-3

= 657.17 Kg O2/d

Khối lượng không khí cần thiết, xem xét không khí chứa 23% oxy theo trọng lượng và mật độ không khí 1,201 kg / m3

= 657.17/(1.201 * 0.23) = 2357.34 m3/d

Xem xét hiệu quả chuyển oxy của 8%, cần không khí = 2357.34/0.08 = 29466.75 m3/d= 20.46 m3/min

Xem xét yếu tố an toàn 2, yêu cầu không khí= 2 x 20.46 = 40.92 m3/min

10.Kiểm tra lưu lượng không khí

Yêu cầu không khí trên một đơn vị khối lượng = 29466.75 / 4000 = 7.37 m3/m3

3.3. VẬN HÀNH BỂ

• Chuẩn bị lượng bùn hoạt tính cần thiết và cho khởi động các công trình sinh học( Aerotank, mương oxy hóa) theo trình tự như sau:

- Trước tiên một phần nước thải với nồng độ BODtp khoảng 200 – 250 mg/l chảy qua công trình. Nếu nước thải công ngiệp có nồng độ cao thì pha loãng bằng nước sản xuất hoặc nước sông. Bùn lắng tại bể lắng cuối được tuần hoàn liên tục về Aerotank.

- Bùn hoạt tính sẽ gia tăng theo thời gian. Theo sự gia tăng của bùn có sự xuất hiện của nitrat và nitrit, tăng dần lượng nước cần xử lý hoặc giảm độ pha loãng. - Có thể sử dụng bùn có sẵn từ bể Aerotank bất kỳ hoặc bùn hoạt tính phơi ở

60oC, hoặc màng sinh học trôi ra từ bể lọc sinh học hoặc bùn ao hồ. Bùn hoạt tính có thể thu từ bùn sông hoặc ao hồ không nhiễm bẩn mỡ hay dầu khoáng. Trước khi cho vào bể Aerotank, bùn sông hoặc ao hồ phải được loại sơ bộ các tạp khoáng nặng (sỏi, cát). Với mục đích này, bùn được trộn với nước, rồi sau thời gian lắng ngắn ( 3 – 6 phút) được đổ vào bể Aerotank. Tại đó bùn được thổi khí, không cần nước thải. Sau khi chuẩn bị bùn xong, cho nước thải vào bể Aerotank ban đầu với lượng nhỏ, sau đó theo mức độ tích lũy bùn, tăng dần cho đến khi đạt lưu lượng thiết kế.

• Trong bùn hoạt tính hoạt động tốt, ngoài các bông tập trung các động vật vi sinh còn gặp một lượng không lớn thảo trùng (trùng lông), trùn xoắn, giun.

• Khi điều kiện làm việc ổn định bị phá vỡ, trong bùn phát triển các vi khuẩn dạng chỉ (sphacrotilus, cladothrix) thực vật nhánh (zoogle ramigeras, các nấm nước…). Các dạng thực vật này làm cho bùn nổi, bùn này khó lắng trong bể lắng cuối và bị cuốn trôi theo nước ra với lượng đáng kể.

• Nguyên nhân của sự nổi bùn là bể Aerotank quá tải, có lượng lớn cacbon trong nước thải, không cấp đủ oxy, pH nước trong Aerotank thấp. Để khống chế sự nổi bùn cần phải giảm tảii trọng bể Aerotank. Thậm chí tạm ngừng không cho nước thải vào, hoặc tăng lượng oxy hòa tan trong bể Aerotank, nâng pH dòng vào đến 8,5 – 9,5 trong khoảng thời gian nào đó.

• Nếu nước thải nồng độ cao thải ra từng đợt bất thường thì phải yêu cầu lãnh đạo nhà máy chỉnh đốn nguyên tắc công nghệ hay thay đổi chế độ nước thải bằng cách nắp đặt bộ điều chỉnh hoặc bể chứa dự trữ

• Nếu trong trạm xử lý có vài bể lắng cuối và không có dụng cụ đo bùn tuần hoàn tách ra từ mỗi phễu thì trên mỗi bể cần có dụng cụ kiểm tra độ sâu của bùn, các dụng cụ này có thể là:

- Thiết bị bơm dâng( ống thông nhau) được đặt ở các mức tương ứng để kiểm soát mức bùn coa nhất và thấp nhất trong bể.

- Tế bào quang.

Nếu không có dụng cụ đo thì mức bùn xác định bằng cách lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ BỂ AEROTANK (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w