Tác động đến lãi suất thịtrường

Một phần của tài liệu điều hành nghiệp vụ thị trường mở năm 20002014 (Trang 31)

2. Phân tích mức độ hiệu quả của việc thực hiện nghiệp vụThịtrường mở 1 Tác động đến lạm phát

2.3 Tác động đến lãi suất thịtrường

So sánh với các công cụ điều hành lãi suất khác, lãi suất trên TTM được điều chỉnh một cách thường xuyên và linh hoạt hon rất nhiều. Lãi suất nghiệp vụ TTM có thể đóng vai trò định hướng lãi suất, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng GTCG nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có GTCG để tham gia trên TTM có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Vì tính liên thông này, nếu điều hành tốt, NHNN có thể sử dụng lãi suất TTM để định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, tác động trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay/huy động trên thị trường.

Cơ chế đấu thầu theo khối lượng trên TTM hiện nay vô hình chung cho phép các NHTM lớn có khả năng vay được nhiều hơn. Nếu lãi suất trên TTM thấp trong khi thanh khoản của các NHTM căng thẳng, các NHTM lớn có xu hướng vay nhiều trên TTM và sau đó cho những NHTM nhở vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Nhưng khi lãi suất trên TTM cao, chênh lệch giữa lãi suất trên TTM với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ không quá lớn, khiến cho các NHTM lớn giảm bớt vay trên TTM, tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ vay được nhiều hơn. Kết quả là nhu cầu vay trên thị trường liên ngân hàng giảm bớt. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ có xu hướng xoay xung quanh lãi suất trên TTM.

Thực tiễn điều hành nghiệp vụ TTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN có xu hướng khai thác công cụ TTM nhiều hon để điều hành chính sách lãi suất. Tính từ đầu năm 2011, lãi suất TTM đã được điều chỉnh 13 lần, bám sát lãi suất thị trường.

Lãi suất cho vay trên thị trường mở của NHNN có sự biến động lớn từ năm 2011 đến năm 2013.

• Cụ thể là trong năm 2011, NHNN liên tục tăng 5 lần từ mức 11% lên 15% vào ngày 17/5 sau đó lại giảm xuống 14% vào ngày 4/7

• Trong năm 2012, NHNN liên tục 7 lần giảm lãi suất cho vay trên TTM từ 13% xuống 7%

• 26/3/2013 NHNN đã giảm mức lãi suất này xuống chỉ còn 6,5% =>NHNN đang lới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong thời gian tới và giúp các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận vốn trên thị trường mở khi cần thiết.

• Vẫn theo xu hướng giảm, năm 2014, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh giảm 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 2%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1,5%/năm trần lãi suất huy động VND kết hợp với điều chỉnh giảm 0,5%/năm trần lãi suất huy động USD.

Mặt bằng lãi suất năm 2014 tiếp tục giảm 1,5 - 2%/năm so với cuối năm trước; trong đó, lãi suất huy động giảm khoảng 1,5 - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm.

Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến khoảng 7 - 9%/năm đối với ngắn hạn, lãi suất trung và dài hạn phổ biến khoảng 9,5 - 11%/năm, các NHTM nhà nước áp

dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến khoảng 9 - 10%/năm. Thậm chí có những DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, hoạt động hiệu quả, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất chỉ khoảng 5 - 6%/năm.

Như vậy, khi các tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị trường mở thực sự là “phao” hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng này, đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp thị trường có những biến động đột xuất. Điều này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp ứng yêu cầu vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.

Tuy nhiên, điều đáng nói là việc điều chỉnh lãi suất trên TTM thường diễn ra sau khi NHNN điều chỉnh các lãi suất quan trọng như trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu ... Thêm nữa, lãi suất liên ngân hàng tăng cao cũng chỉ do thanh khoản của các ngân hàng nhỏ khó khăn. Nếu như NHNN hỗ trợ thanh khoản tốt, tự động chi phí vay trên liên ngân hàng sẽ giảm. Như vậy, công cụ TTM dường như không phát huy được vai trò định hướng lãi suất mà đang “đi theo sau” để hạn chế tác động tiêu cực của lãi suất thị trường.

Cũng cần nói thêm rằng, phương pháp xác định các loại lãi suất điều hành (bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu - tái cấp vốn, lãi suất trên TTM) còn bất cập, cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng. Thực tế trong thời gian qua, NHNN chưa ban hành được cơ chế điều hành và phương pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên. Khi quyết định các loại lãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng trước và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTT của Chính phủ, thiếu các thông tin, phân tích dự báo thị trường về cung cầu, số lượng giao dịch, lãi suất, ... Do đó các lãi suất được điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trường, hạn chế tác dụng điều tiết của các công cụ lãi suất nói chung, và lãi suất TTM nói riêng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu điều hành nghiệp vụ thị trường mở năm 20002014 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w