Tác động đến thanh khoản của hệthống ngân hàng

Một phần của tài liệu điều hành nghiệp vụ thị trường mở năm 20002014 (Trang 27)

2. Phân tích mức độ hiệu quả của việc thực hiện nghiệp vụThịtrường mở 1 Tác động đến lạm phát

2.2 Tác động đến thanh khoản của hệthống ngân hàng

Sự vận hành hiệu quả cuả TTM không chỉ giúp Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lượng tiền vào ra trong lưu thông mà còn giúp hệ thống Ngân hàng vượt qua các cú sốc về thanh khoản.

Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thanh khoản thường khó khăn vào dịp Tết Nguyên Đán do nhu cầu rút tiền đột biến để thanh toán, chi tiêu và đáp ứng

nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư ở mức cao.

Qua ba đồ thị hoạt động TTM trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự đột biến về lượng bơm tiền ròng qua TTM vào thời điểm Tet Nguyên Đán so với các thời điểm còn lại trong năm.

Bên cạnh nguyên nhân mang tính thời vụ như trên, có thời điểm mà thanh khoản của hệ thống cũng vô cùng căng thẳng, nhưng nguyên nhân lại chính từ việc điều hành TTM của NHNN. Cụ thể, quyết định phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM vào tháng 02/2008, trong nỗ lực rút tiền ra khỏi nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, đã gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, gây ra hàng loạt tác dụng ngược:

• Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân là khi tiền mặt khi quay vòng trong hệ thống ngân hàng thì nó có thể tạo ra tín dụng lớn hơn nhiều (số nhân tiền tệ cao hơn) so với tiền nằm trong dân hay nằm tại NHNN. Hệ quả của khủng hoảng thanh khoản giai đoạn 2008 là trong ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay vì không còn tiền, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.

• Muốn giữ cho hệ thống ngân hàng không lâm vào tình trạng mất thanh khoản, NHNN lại phải bơm tiền ra liên tục, ngược hẳn với ý định thu tiền về ban đầu. Chỉ trong vòng 3 ngày từ 19 - 21/2/2008, NHNN đã phải bơm 33 nghìn tỷ đồng vào hệ thống liên ngân hàng; tức là gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc.

• Khủng hoảng thanh khoản kéo dài làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Một khi lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sút quá lớn, họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để tranh nhau rút tiền gửi, làm sụp đổ toàn hệ thống. Mặt khác, việc các ngân hàng chạy đua lãi suất sẽ dẫn đến việc người gửi tiền rút từ ngân hàng chưa kịp tăng lãi suất để gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hon, dẫn đến việc các ngân hàng chậm chân không đủ tiền mặt để trả cho người rút tiền.

Kết quả như đã phân tích ở trên, NHNN phải đảo ngược nghiệp vụ này, cho các TCTD chiết khấu tín phiếu này để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.

Sau thời điểm 2008, việc điều hành TTM của NHNN trở nên linh hoạt, theo sát và hỗ trợ khá tốt thanh khoản cho các TCTD. Đầu năm 2009, với việc được hỗ trợ lãi suất 4% từ chính phủ, doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá rẻ nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi. Do đó, các TCTD dư thừa tiền, hoạt động trên TTM từ đó mà cũng trầm lắng, doanh số trúng thầu thấp. Đen giai đoạn nửa cuối 2009, khi dừng hỗ trợ lãi suất, nhóm doanh nghiệp được hỗ trợ buộc lòng phải rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiền gửi của ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, nguồn tiền mà các ngân hàng thưong mại đã giải ngân cho hỗ trợ lãi suất chưa kịp thu về. Thực tế này đã tạo ra khó khăn cho các ngân hàng về mặt thời gian giữa “thu về” và “cho ra”. Lúc này, NHNN tích cực theo sát hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, bằng chứng là khối lượng trúng thầu tăng gấp 6 lần so với đầu năm, tỉ lệ trúng thầu đạt 95%.

Ngoài ra, thanh khoản của các TCTD cũng thường gặp khó khăn khi xuất hiện những thông tin xấu. Tiêu biểu là việc nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thưong mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng vào tháng 8/2012. Lo ngại việc người dân 0 ạt rút tiền, nhằm đảm bảo thanh khoản cho ACB cũng như một số ngân hàng liên quan, NHNN đã “bom ròng” tới gần 27 nghìn tỷ đồng đến ngày 27/8. Tính đến hết ngày 31/8, tổng dư nợ trên TTM là 10.960 tỷ đồng. Con số này tương đối nhỏ so với mức dư nợ gần 27.000 tỷ đồng, cho thấy vấn đề thanh khoản đã ổn định hơn và nhu cầu vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng cũng đã giảm đáng kể. NHNN đã hỗ trợ tốt thanh khoản cho các TCTD, đồng thời cũng tiến hành rút tiền khỏi lưu thông một cách nhanh chóng.

Đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối

tăng cao.

Một phần của tài liệu điều hành nghiệp vụ thị trường mở năm 20002014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w