Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống
Sơ đồ nguyên lý chung cho toàn hệ thống đ−ợc mô tả trên hình 3-1. Trong đó đối t−ợng đ−ợc điều khiển là cabin thang máy. Động cơ truyền động chính là động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. Động cơ đ−ợc cung cấp nguồn bởi biến tần, là biến tần 3 pha loại MICRO MASTER của hãng SIEMENS ( Đức ) chế tạo. Tr−ớc đầu vào của biến tần có lắp bộ lọc để chống nhiễu ảnh h−ởng đến l−ới xoay chiều. Toàn bộ hệ thống đ−ợc điều khiển bởi thiết bị điều khiển logic khả trình PLC , là loại PLC CPM1A-40CDR do hãng OMRON ( Nhật bản) chế tạo gồm 24 đầu vào ( Input ), 16 đầu ra ( Output ).
Biến tần có 3 đầu vào số để tổ hợp thành 8 tần số đặt tr−ớc cho phép nó hoạt động khi có tín hiệu đầu vào t−ơng ứng. Các đầu vào này đ−ợc đánh số từ 10 đến 12 và đ−ợc nối vào các đầu ra từ IR 010.00 đến IR 010.02 t−ơng ứng trên PLC. PLC sẽ điều khiển biến tần hoạt động theo các tần số đã đ−ợc đặt tr−ớc này phù hợp với giản đồ vận tốc tối −u cho điều khiển thang máy.
Để cung cấp các tín hiệu cần thiết cho quá trình điều khiển, trong sơ đồ có sử dụng bàn phím gọi tầng đ−ợc đặt trong cabin thang máy gồm 64 phím trong đó các phím từ 1 đến 60 đ−ợc dùng cho việc gọi đến các tầng t−ơng ứng, 3 phím khác là Open để gọi mở cửa nhanh, Close để gọi đóng cửa nhanh, Emer để gọi dừng thang máy khẩn cấp. Bàn phím gọi tầng có 7 đầu ra đ−ợc nối vào đầu vào của PLC nh− sau :
- đầu báo có phím gọi ( báo ngắt ) đ−ợc đ−a vào đầu vào IR 000.04 để gọi ch−ơng trình ngắt SBN 001 cho xử lý phím gọi tầng. Ch−ơng trình này sẽ tổ hợp các đầu vào IR 000.06 đến IR 000.11 ( 6 đầu ) t−ơng ứng với các bit dữ liệu từ D0 đến D5 của bàn phím gọi tầng đ−a đến theo mã nhị phân và xác định đ−ợc vị trí tầng cần đến để đ−a vào ô nhớ đệm và báo cờ keybuff01( có phím gọi tầng ) cho ch−ơng trình chính xử lý.
Tín hiệu hóa và lý thuyết chung về tối −u luật điều khiển thang máy Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển thang máy
sử dụng thiết bị điều khiển logic khả trình PLC
Huy Mạnh 34