giải pháp hoàn thiện.
4.1 Các loại hình bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Một số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,… thường xuyên xảy ra đã góp phần cho việc thực hiện thành công trong quan hệ hợp đồng. Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho nhà thầu một khoản tiền theo qui định, cam kết với chủ đầu tư về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại trong quá trình xây dựng thì ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền cho chủ đầu tư với số tiền đã bảo lãnh. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm sẽ đề cập một số ngân hàng hoạt động nhiều trong nghiệp vụ bảo lãnh như ngân hàng BIDV, HSB, Techcombank, ngân hàng Nam Á và ngân hàng Sacombank.
Ngân hàng BIDV là ngân hàng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp đầu tư và phát triển, uy tín lâu năm trên thị trường, cung cấp tới khách hàng dịch vụ bảo lãnh với các loại hình sau:
- Bảo lãnh vay vốn, gồm: + Bảo lãnh vay vốn. + Bảo lãnh nước ngoài.
- Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh tiền ứng trước
- Các loại bảo lãnh khác
Khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh t ại BIDV khách hàng nhận được những lợi ích sau:
- Với danh tiếng của BIDV, khách hàng được BIDV bảo lãnh sẽ có một lợi thế rất lớn trong đấu thầu.
- Trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, thủ tục cấp thư bảo lãnh rất thuận tiện.
NVNHTM Trang 29 - BIDV sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng về những vấn để có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh, giúp khách hàng có được phương án bảo lãnh hợp lý nhất.
Techcombank cung cấp các loại bảo lãnh sau: - Bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước.
- Bảo lãnh thanh toán (mua bán trả chậm, nghĩa vụ thuế) - Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành)
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh tiền đặt cọc). - Bảo lãnh đối ứng với một tổ chức kinh tế hoặc Tổ chức tín dụng khác.
- Xác nhận bảo lãnh - Cam kết thu xếp tài chính
Khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh t ại Techcombank, khách hàng nhận được những tiện ích sau:
- Thủ tục nhanh gọn.
- Mức phí hợp lý tương ứng từng hình thức bảo lãnh.
- Mức ký quỹ và tài sản bảo đảm linh hoạt theo từng doanh nghiệp. Ngân hàng HSB cung cấp các hình thức bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh thanh toán, - Bảo lãnh dự thầu,
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, - Bảo lãnh bảo hành,
- Loại bảo lãnh khác.
Ngân hàng SACOMBANK cung cấp các hình thức bảo lãnh: - Bảo lãnh vay vốn;
- Bảo lãnh thanh toán; - Bảo lãnh dự thầu;
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - Bảo lãnh hoàn thanh toán;
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; - Các loại bảo lãnh khác.
Ngân hàng Nam Á cung cấp các hình thức bảo lãnh: - Bảo lãnh vay vốn;
- Bảo lãnh thanh toán; - Bảo lãnh dự thầu;
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
NVNHTM Trang 30 - Bảo lãnh hoàn thanh toán;
- Các loại bảo lãnh khác
4.2 Những kết quả đạt được của ngân hàng thương mại Việt Nam trong hoạt động bảo lãnh. bảo lãnh.
- Chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng cao. Đặc biệt là trong những năm gần đây không những tăng nhanh về doanh số cũng như thu nhập mà số lượng các khách hàng tham gia hoạt động này cũng ngày một tăng.
- Cùng với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng cũng chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, các loại hình bảo lãnh này càng được củng cố và hoàn thiện, nhiều loại hình mới đang được nghiên cứu và phát triển.
-Các ngân hàng đang chú trọng tới việc mở rộng đối tượng khách hàng. Phí thu từ bảo lãnh ngày càng tăng góp phần đág kể vào nguồn thu phí dịch vụ của ngân hàng.
- Nghiệp vụ bảo lãnh góp phần nâng cao uy tín cho ngân hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới bằng việc thực hiện nghiêm túc các cam kết với khách hàng, thực hiện quy trình thẩm định một cách cẩn thận.
- Trên bình diện kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhờ có bảo lãnh mà giải quyết được tình trạng thiếu vốn, tận dụng được cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường. 4.3 Những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam.
Mặc dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng hoạt động đạt được khá nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn nhất định như về pháp lý, trình độ bảo lãnh của các doanh nghiệp, vấn đề về tài sản bảo lãnh,…đã và đnag là những rào cảm rất lớn cho ngân hàng bảo lãnh. Nếu không sớm loại bỏ những khó khan này, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm, do đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất lớn khi thực hiện hoạt động bảo lãnh. Cụ thể, những khó khăn đó là:
- Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống pháp luật gây nhiều khó khăn cho ngân hàng khi phải điều chỉnh theo sự thay đổi của pháp luật.
- Trình độ của các doanh nghiệp tham gia hoạt động bảo lãnh còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, điều kiện về năng lực sản xuất, năng lực quản lý, tài sản bảo đảm còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh.
NVNHTM Trang 31 - Các điều kiện về tài sản thế chấp còn khó khăn, việc định giá cũng như xác định giá trị hao mòn của tài sản đảm bảo không phải dễ dàng. Việc định giá không chính xác sẽ là nguy cơ gây rrủi ro lớn cho ngân hàng
- Việc thực hiện các loại hình bảo lãnh còn chưa phong phú, các ngân hàng chỉ mới tập trung phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cơ bản như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, .. trong khi nhu cầu thị trường là rất lớn, các ngân hàng đánh mất đi nhiều cơ hội kinh doanh
- Đối tượng khách hàng bảo lãnh còn hạn chế, khách hàng chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là các doanh nghiệp quốc đoanh, mặc dù đã mở rộng thêm đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng ssó lượng còn ít. Trong khi đó nhu cầu của đối tượng khách hàng này lại rất lớn không chỉ trong nghiệp vụ bảo lãnh mà việc thực hiện bảo lãnh còn giúp các ngân hàng tạo mố quan hệ tốt với khách hàng, thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển.
- Sự phát triển của các loại hình bảo lãnh còn mất cân đối, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc khai thác và tận dụng các loại hình bảo lãnh.
- Quy trình bảo lãnh cìn phức tạp, rườm rà, qua nhiều cấp nhiều khâu, gây bất tiện cho khách hàng khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh.
- Về mức bảo lãnh cho một khách hàng và về các hình thức bảo đảm còn nhiều bất cập gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Công tác thẩm định khách hàng còn nang nặng tính hình thức, việc kiểm tra giám sát sau khi phát hành bảo lãnh còn chứ được thực hiện tốt, chất lượng thẩm định còn hạn chế nên ngân hàng hầu như không bảo lãnh cho các dự án có dấu hiệu rủi ro. Các ngân hàng nên chấp nhận một mức rủi ro hợp lý để có thể nâng vao thu nhập của mình.
- Các ngân hàng chưa thực hiện tốt chính sách khách hàng. Chưa quan tâm tiếp thị tìm kiếm khách hàng mà chủ yếu dựa vào các khách hàng cũ, làm hạn chế khả năng khai thác mở rộng thị phần, tăng daonh số của ngân hàng
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh còn hạn chế, các ngân hàng hiện nay chưa có các phòng cung cấp thông tin riêng mà chủ yếu dựa vào các ngườn thông tin do chính khách hàng cung cấp. Do đó làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng cũng như mất tính chủ động của ngân hàng trong kinh doanh.