ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG ĐẤT TỚI MÀU SẮC

Một phần của tài liệu Giáo trình vật lý đất phần 2 PGS TS nguyên thê đặng (chủ biên) (Trang 59)

7.1. KHÁI NIỆM VỀ MÀU SẮC ĐẤT

Màu sắc đất phản ánh đặc điểm phát sinh phát triển của đất liên quan tới các thành phần hoá lý học trong đất.

Màu sắc đất còn thể hiện tình trạng dinh dưỡng và sự thay đổi chất lượng đất trong quá trình canh tác. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng màu sắc đất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số tính chất đất đai.

Mỗi loại đất thường có màu sắc đặc trưng khác nhau. Người ta thường căn cứ vào màu sắc đất để đặt tên cho các loại đất. Ví dụ: đất đỏ, đất đỏ vàng, đất nâu, đất đen.

Trong cùng một loại đất, màu sắc đất có thể thay đổi phụ thuộc vào các thành phần hoá học đất thay đổi trong quá trình phát triển của đất. Ví dụ, cùng loại đất xám nhưng khi còn là đất rừng thì thường có màu xám đen hơn so với khi đã chuyển sang đất trồng trọt do trong đất rừng hàm lượng chất hữu cơ (mùn) cao hơn.

Màu sắc đất thay đổi theo chiều sâu. Trong phẫu diện đất, ở tầng mặt đất thường có màu xám hoặc đen. Theo chiều sâu của đất màu đen xám giảm dần, thay vào đó các màu vàng, đỏ vàng tăng lên.

7.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG ĐẤT TỚI MÀU SẮC ĐẤT SẮC ĐẤT

Trong số các nguyên tố của quyển đất cần tách ra phân nhóm các nguyên tố đặc biệt mà hợp chất của chúng có ảnh hưởng đến màu sắc của đất, đó là các

nguyên tố C, Fe, Mn, Ca. Silic có thể được xếp vào nhóm này vì hợp chất silic chiếm một khối lượng lớn trong đất và bổ sung thêm vào mầu trắng ban đầu của đất.

Những chất tạo nên màu sắc của đất và các tầng đất được gọi là những chất màu của đất. Sau đây là một số chất màu chủ yếu của đất:

+ Mangan thường làm cho đất có màu tối, nền đen là do trong đất có pirohazit MnO2 nhưng bản thân màu này cũng khác nhau.

+ Trong những điều kiện khử, việc tạo thành các sunfua kim loại cũng làm cho đất có mầu tối, hầu hết là màu đen.

+ Các hợp chất của sắt cho màu sắc rõ ràng và đa dạng nhất trong các phẫu diện

đất. Phổ màu do các hợp chất của sắt gây nên rất rộng. Đó là màu vàng, màu vàng rơm, màu đỏ, màu nâu, màu ong (vàng lẫn xanh), màu xanh lam, màu đen. Hầu như tất cả các đá tạo thành đất tơi bở đều có chứa các hợp chất của sắt ở một mức độ nào đó. Nền màu phổ biến trong phẫu diện đất là màu vàng rơm hoặc màu nâu, nhưng do có sự

phân bố lại sắt trong phẫu diện đất nên màu này có thể nhạt đi hoặc đậm lên và trong nhiều đất mầu sắc trở nên không đồng nhất do việc hình thành oscotein (cát tẩm sắt) chứa sắt. Màu sắc đặc biệt không đồng nhất do sắt gây nên xuất hiện trong các đất có các quá trình ôxy hoá khử.

+ Đối với những hợp chất của cacbon có ảnh hưởng 2 mặt đến màu sắc của đất

Đó là các hợp chất cacbon vô cơ thường có màu sáng, còn các hợp chất cacbon hữu cơ thường tạo màu sẫm cho đất.

Các hợp chất vô cơ của các cacbon đặc biệt là nhóm cacbonat (cacbonat ma gie và cacbonat can xi) làm cho đất có màu trắng. Những cacbonat của các kim loại kiềm thổ phân tán rộng trong đất, hoặc là do các quá trình biến đổi hoá học tạo thành các hợp chất mới như thể sợi giả, mắt trắng,... Đặc trưng chung của các chất này là có màu sáng, nhưng khi tập trung những cacbonat phá tán lại, màu của chúng không đồng nhất, có các vết đốm đặc trưng.

Ngược lại với các hợp chất cacbon vô cơ, các hợp chất hữu cơ của cacbon làm cho đất có màu sẫm, nâu và hầu hết làm cho đất có màu đen, màu này biểu hiện rõ nhất là trong các đất checnozem (đất đen).

Nhìn chung màu sắc của đất rất phức tạp, nhưng cơ bản là sự pha trộn hoặc kết hợp của 3 màu sắc cơ bản: Màu đen (chủ yếu là mùn hoặc MnO2), màu đỏ (Chủ yếu là Fe2O3) Và màu trắng (chủ yếu là khoáng sét kaolinit, SiO2 hoặc CaCo3), S.A.Zakharop đã xây dựng một tam giác màu thể hiện sự pha trộn phối hợp giữa các màu sắc cơ bản của đất (Hình 7./).

Một phần của tài liệu Giáo trình vật lý đất phần 2 PGS TS nguyên thê đặng (chủ biên) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)