Theo trạng thái lý học, không khí đất chia thành:
5.3.1. Không khí ở trạng thái tự do
Không khí ở trạng thái tự do nằm trong những khoảng hổng phi mao quản và mao quản lớn. Không khí nằm trong những khoảng hổng tim phi mao quản có tác dụng tết nhất đối với sự sinh sống của cây trồng. Những khoảng hổng này là nguyên nhân tạo ra sự thông thoáng của đất.
Đất càng khô thì lượng không khí càng tăng và khi đất khô tuyệt đối thì cuối cùng từ hệ thống 3 thể (lỏng + rắn + khí) sẽ biến thành hệ thống 2 thể: Rắnvà khí. Không khí trong những khoảng hổng phi mao quản dễ dàng chuyển động và hữu hiệu đối với cây trồng. Sự chuyển động của không khí giảm khi đường kính khe hở đất giảm.
Không khí kín - hay còn gọi là không khí ẩn là một phần của không khí tự do chứa trong những lỗ hổng bị đóng kín không liên hệ với khí quyển, thực vật sử dụng chúng ngay tại chỗ. Thể tích của không khí kín trong đất được xác định bằng hiệu số giữa độ hổng chung và thể tích các lỗ hổng do nước chiếm khi độ ẩm ở trạng thái độ trữ ẩm toàn phần.
5.3.2. Không khí ở trạng thái hấp phụ
Đất khô có khả năng hấp phụ một lượng lớn không khí chứa trong đất. Khí được đất hấp phụ có thể chia thành một số quá trình.
- Quá trình hấp phụ lý học: Do việc tập trung khí trên bề mặt của những hạt đất. - Quá trình hấp phụ hoá học: Do tác động hoá học tương hỗ giữa đất và khí, ví dụ khi tác động của H2O + CO2 lên CaCo3 tạo ra Ca(HCO3)2.
Sự hấp phụ khí phụ thuộc vào cấu tạo của chúng. Chất khí cũng là những phân tử có cực.Sự hấp phụ càng mạnh khi tính lưỡng cực của chúng càng cao.
Sự hấp phụ khí tỷ lệ thuận với áp suất của chúng và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ. Mùn và R2O3 Có khả năng hấp phụ lớn sau đó đến. thạch anh, đá vôi và thạch cao. Sự hấp phụ khí trong đất xuất hiện
khi độ ẩm nhỏ hơn độ hút ẩm cực đại. ở đất khô tuyệt đối, sự hấp phụ đạt đến trị số lớn nhất.
5.3.3. Không khí ở trạng thái hoà tan
Các khí khác nhau có độ hoà tan khác nhau trong nước. Các khí như NH3, H2S Và CO2 Có độ hoà tan lớn nhất. áp suất hơi tăng, nhiệt độ giảm thì sự hoà tan của khí