Quy trình ghi sổ kế toán chi phí bán hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Tiêu Thụ Thành Phẩm Tại Công Ty TNHH TM Phú Hưng (Trang 34)

Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng gồm:

- Chi phí cho quá trình tiêu thụ sản phẩm: Chi phí đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản….

- Chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm..

- Khoản chi trả hoa hồng cho đại lý bán hàng…..

- Chi phí khác: Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng..

Toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ được tính và phân bổ hết cho sản phẩm, hàng hoá, lao vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

Kế toán theo dõi chi tiết chi phí bán hàng theo yếu tố chi phí phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị trên sổ kế toán chi tiết chi phí bán hàng.

Từ các chứng từ gốc trước hết đựơc tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật Ký- Chứng từ có liên quan.

Nhật ký-Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê,sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê,sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- Chứng từ.

Cuối tháng khóa sổ cộng số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ, đối chiếu số liệu Nhật ký- Chứng từ với các sổ. Lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp dùng để lập báo cáo tài chính.

2.3.2. Chứng từ kế toán.

Việc tính trả tiền lương lao động trong công ty được thực hiện theo các hình thức sau:

- Hình thức tiền lương theo thời gian: Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu.

Cách trích lập các quỹ:

-Quỹ BHXH: được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, như trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…

Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động.

-Quỹ BHYT: được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh.

Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động.

-Kinh phí công đoàn: được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.

-Quỹ BHTN: được trích lập để hỗ trợ khi công ty gặp vấn đề khó khăn dẫn đến công nhân phải nghỉ làm tạm thời hoặc công ty bị phá sản công nhân mất việc làm.

Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty tiến hành trích lập quỹ BHTN theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động.

Biểu 2.25

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Tiêu Thụ Thành Phẩm Tại Công Ty TNHH TM Phú Hưng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w