QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài Giảng Lịch Sử Đảng pptx (Trang 25 - 26)

Đối tượng của chính sách xã hội là các tầng lớp nhân dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, trí thức,

sinh viên, các dân tộc, tôn giáo, lão thành cách mạng, gia đình có công với cách mạng…

Các vấn đề xã hội được nói đến ở đây là: việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xóa

đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình…

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội

* Giai đoạn 1945-1954: Chưỡng trình hoạt động của Việt Minh đã đưa ra 10 chính sách xã hội đối với; công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, phụ nữ, thưỡng nhân, viên chức, người tàn tật, nhi đồng, Hoa kiều… thể hiện rõ những giá trị tự do, dân chủ, nhân văn, nhân đạo.

- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những vấn đề xã hội đã được nêu trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, chính sách xã hội của Đảng ta được chỉ đạo bởi tư tưởng: phải đảm bảo cho nhân dân quyền độc lập, tự do, được ăn no, mặc ấm, được học hành.

Các chính sách cụ thể ?

- Các chính sách xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân. * Giai đoạn 1955- 1975:

- Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình CNXH kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh.

- Đại hội III (1960) đã trình bầy cụ thể nhiều chính sách xã hội với từng giai cấp, các giới, các dân tộc thiểu số, tôn giáo… nhằm mục tiêu cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, tăng thêm sức khỏe cho nhân dân…

Các chính sách cụ thể ? * Giai đoạn 1975- 1985;

Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cấm vận và cô lập.

b. Đánh giá việc thực hiện đường lối

Thành tựu ? Hạn chế ? Nguyên nhân?

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình nhận thức về các vấn đề xã hội

* Tình hình nước ta khi bước vào thời kỳ đổi mới:

- Sự xuất hiện những nhu cầu phong phú và đa dạng của nhân dân phù hợp với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập của đất nước.

- Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đặt ra hàng loạt các vấn đề trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa, những giá trị xã hội của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Sự chuyển biến cơ cấu dân cý, giai cấp, đặt ra những vấn đề mới cho quản lý xã hội và thực hiện chính sách xã hội như sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch mức sống…

* Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng:

- Đại hội VI, lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên thành chính sách xã hội.

+ Đặt rõ tầm quan trọng của các chính sách xã hội với chính sách kinh tế và chính sách trong các lĩnh vực khác.

+ Bởi vậy, mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.

- Đại hội VII xác định: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội; coi phát triển kinh tế là tiền đề thực hiện các chính sách xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Đại hội VIII chủ trương: hệ thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo các quan điểm sau:

+ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội thể hiện ở các khâu phân phối tư liệu sản xuất, tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực xóa đói, giảm nghèo. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải quyết các chính sách xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

→ Đại hội xác định các chính sách xã hội đều được đổi mới, lấy việc phát huy nhân tố con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài Giảng Lịch Sử Đảng pptx (Trang 25 - 26)