Đọc và tìm hiểu đề toán:

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn (Trang 29)

Muốn học sinh hiểu và giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như

“thêm, và, tất cả, ….” Hoặc “bớt, bay đi, cho, bán, trong đó, còn lại, …” . Giáo viên nên kết hợp cho học sinh quan sát tranh vẽ để hổ trợ thêm cho các em hiểu đề. Để học sinh dễ hiểu đề bài, khi hướng dẫn tìm hiểu đề giáo viên nên gạch chân dưới các từ ngữ chính trong đề bài và nên dùng phấn màu khác để cho dễ nhìn.

Trong thời kì đầu, giáo viên giúp học sinh tóm tắt bằng cách đàm thoại” Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh còn gặp khó khăn khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em quan sát theo tranh và trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Bài 3 trang 118, SGK toán 1:

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh rồi có thể hỏi:

-Em thấy ở dưới ao có mấy con vịt? ( Dưới ao có 5 con vịt)

-Trên bờ có mấy con vịt? (Trên bờ có 4 con vịt ) -Em có bài toán như thế nào?

Sau đó mới cho học sinh đọc đề toán ở sách giáo khoa:

“Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?”

Trong trường hợp không có tranh giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, …) lên bảng từ ( bảng cài, …) để thay thế tranh. Hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ cho học sinh đọc đề toán.

*Thông thường có một số cách tóm tắt sau: Tóm tắt bằng lời: ( Ví dụ 1: bài 3/ trang 118 )

Dưới ao : 5 con vịt Trên bờ : 4 con vịt Có tất cả :…con vịt? Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Ví dụ 2: Bài 3 trang 151 SGK Toán 1

Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng – ti – mét?

13 cm

Có thể lồng “cốt câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt học sinh có thể viết ngay câu lời giải là: “Có tất cả là:” hoặc “Số vịt có tất cả là”

Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu ? (dấu chấm hỏi) lên trước các từ chỉ đơn vị như ? bạn, ? con vịt, … Song như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt ở cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như vậy cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh cũng thường có thói quen cứ thấy dấu … ở đâu các em lại điền số (dấu) vào ngay đó. Nên khi tóm tắt giáo viên cần lưu ý cho học sinh là ở đây dấu … thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu”; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào kết quả và đáp số của bài giải chứ không phải ghi vào chỗ … trong phần tóm tắt.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)