Hàng vòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình giặt đến độ đàn hồi của một số loại bo cổ tay, cổ áo đang được sử dụng trên thị trường may mặc việt nam (Trang 68)

mẫu khi còn ướt và sau khi đã khô.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các mẫu chứa polyester có độ hồi phục kích thước rất tốt. PETf không thay đổi kích thước khi ướt cũng như khi khô. Mẫu PET khi ướt co không đáng kể khoảng 1-1,5%, nhưng sau khi kho thì trở về hoàn toàn kích thước ban đầu.

Các mẫu có chứa cotton bị tác động mạnh bởi lực cơ học, tốc độ vắt tăng, độ co theo chiều cột vòng và giãn theo hàng vòng của các băng bo vải tăng khi tốc độ vắt tăng lên. Đặc biệt mẫu Cot/PU theo chiều cột vòng, sau khi khô vẫn co khoảng 9% khi tốc độ vắt ở 900 vòng và 1200 vòng.

Như vậy, các loại bo có thành phần từ cotton sẽ bị tác động bởi tốc độ vắt, tức tác động cơ học, nhiều hơn so với các mẫu có chứa polyester, điều này phù hợp với bản chất của vật liệu như đã đề cập trong chương 1, polyester có độ bền cơ học và độ giãn đứt khá cao (Gđkhô = 85Kglực/mm², ε = 10÷25%) so với của cotton (Gđ (khô) = 40 ÷ 45 Kg lực/mm², εđ (khô) = 7- 8%).

Khi có thêm polyurethane, độ ổn định kích thước không được cải thiện, chứng tỏ polyurethane cũng bị ảnh hưởng bởi lực cơ học.

3.2.3 Ảnh hưởng của số lần giặt đến sự ổn định kích thước của các loại bo

Hình 3.5. Ảnh hưởng của số lần giặt đến độ thay đổi kích thước của bo vải theo hướng cột vòng.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của số lần giặt đến độ thay đổi kích thước của bo vải theo hướng hàng vòng

Sau 5 chu trình, gần như chưa ảnh hưởng gì đến sự thay đổi kích thước của bo vải. Sau 10 đến 15 chu trình, độ thay đổi kích thước nhỏ, trong khoảng từ 2-4%.

Đối với các bo có thành phần polyester thì độ ảnh hưởng đến kích thước do số chu kỳ giặt ít hơn so với bo có thành phần cotton. Do nghiên cứu ở 30 °C, bản chất số chu trình giặt cũng là ảnh hưởng của các lực cơ học lên các bo vải. Do đó kết quả của phần này cũng phù hợp với phần giải thích ảnh hưởng của tốc độ vắt đến sự thay đổi kích thước của bo vải.

Trong pham vi nghiên cứu 15 chu trình giặt, thì không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự thay đổi kích thước của bo.

3.2.4. Kết luận ảnh hưởng của quá trình giặt đến sự thay đổi kích thước.

 Kích thước của bo vải bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ là nhiều nhất, sau đó đến tốc độ vắt của máy và cuối cùng là số chu trình giặt.

 Nhiệt độ ảnh hưởng tới các loại bo có chứa polyester và polyurethane nhiều hơn so với các loại bo chứa cotton.

 Các tác nhân cơ học như tốc độ vắt, số chu trình ảnh hưởng nhiều đến bo vải có chứa cotton và polyurethane nhiều hơn bo vải chứa polyester.

 Trong phạm vi nghiên cứu 15 chu trình thì kích thước không bị ảnh hưởng nhiều.

3.3. Ảnh hưởng của quá trình giặt đến độ đàn hồi đến các loại bo. 3.3.1. Độ đàn hồi ban đầu (Chưa qua giặt)

Hình 3.7. Độ đàn hồi của các mẫu bo vải trước khi giặt.

Hình 3.7. biểu diễn hệ số đàn hồi của các mẫu bo vải trước khi giặt. Độ đàn hồi nhành (E đàn hồi nhanh) là độ hồi phục kích thước của băng vài ngay sau khi bỏ lực

tác dụng. Độ đàn hồi chậm chính là độ hồi phục kích thước của bo vải sau khi bỏ lực và nghỉ 30 phút.

Hình 3.7 chỉ ra rằng bo vải có thành phần cotton có độ đàn hồi thấp nhất khoảng 75- 80%. Các bo vải từ polyeste có độ đàn hồi cao, khoảng 95- 100%. Cùng thành phần polyester, thì các bo vải từ sợi polyester filamen texture, có độ đàn hồi cao hơn bo vải từ sợi polyester kéo từ xơ ngắn.

Khi có cài thêm PU độ đàn hồi được cải thiên, độ đàn hồi của bo vải được cải thiện. Bo vải cotton độ đàn hồi từ 80%, khi cài thêm 2,3% PU thì độ đàn hồi tăng lên gần 95%. Đối với polyester từ sợi kéo từ xơ ngắn, khi chưa có PU, độ đàn hồi đã đạt đến 97%, nên khi có cài thêm PU, độ đàn hồi đạt mức tối đa 100%.

Về tốc độ đàn hồi, các bo vải chứa PET đàn hồi nhanh hơn so với các bo vải có chứa Cotton. Bo vải chứa thành phần PET, ngay sau khi thả lực thì độ đàn hồi đã đạt 92- 97%, sau khi nghỉ 30 phút thì độ đàn hồi chỉ có thể tăng lên khoảng 2 -3%. Trong khi đó, các loại bo có thành phần cotton ngay sau khi bỏ lực độ đàn hồi chỉ đạt 72% sau khi nghỉ 30 phút thì độ đàn hồi của bo có thể tăng thêm 7 - 8%.

Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ đàn hồi của các loại bo

Hình 3.8 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ đàn hồi của các loại bo vải. Như trước khi giặt, bo vài cotton là có độ đàn hồi thấp nhất. Nhiệt độ dường như không ảnh hưởng đến độ đàn hồi nhanh của bo vải cotton, sau khi giặt ở 30, hay 60 độ, độ đàn hồi nhanh khoảng 72%, đến 90° thì độ đàn hồi nhanh cũng chỉ giảm 2% còn 70%. Đối với độ đàn hồi chậm, nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể hơn 1 chút. Độ đàn hồi chậm giảm tỷ lệ theo nhiệt độ.

Bo vải từ PET sợi filament (PET f) không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, độ đàn hồi chậm vẫn đạt đến 100% sau khi giặt ở nhiệt độ 95độ.

Hai mẫu có cài thêm PU là Cot/PU và PET/PU thì độ đàn hồi bắt đầu bị ảnh hưởng khi giặt ở nhiệt độ 60-95 độ.

3.3.3 Ảnh hưởng của tốc độ vắt đến độ đàn hồi của các loại bo.

Hình 3.9. Ảnh hưởng của tốc độ vắt đến độ đàn hồi của các loại bo

Từ hình 3.9 có thể nhận thấy rằng, tốc độ vắt ảnh hưởng lớn đến độ đàn hồi của các mẫu có chứa cotton hơn các mẫu chứa PET. Độ đàn hồi giảm khoảng 10% từ 80% còn 70% khi tốc độ vắt là 1200vòng/phút.

Các mẫu thành phần PET, độ đàn hồi gần như không bị ảnh hưởng bởi tốc độ vắt, độ đàn hồi chỉ giảm khoảng 2% khi tốc độ tăng lên đến 1200vòng/phút.

Việc cài thêm PU cải thiện đáng kể độ đàn hồi của bo vải cotton, mẫu vải Cot/PU khi tốc độ vắt tăng đến 1200 vòng/ phút cũng chỉ bị giảm độ đàn hồi khoảng 2%, tương đương với các mẫu thành phần PET.

3.3.4 Ảnh hưởng của số chu trình giặt đến độ đàn hồi của các loại bo.

Hình 3.10. Ảnh hưởng của số chu trình giặt đến độ đàn hồi của các loại bo Đố với các mẫu chứa thành phần cotton (mẫu Cot, và Cot/PU), độ đàn hồi nhanh bị giảm từ 1- 4% khi số chu trình tăng lên, nhưng độ đàn hồi chậm gần như không

thay đổi. Mẫu PET từ xơ ngắn (PET s), độ đàn hồi cũng không bị ảnh hưởng bởi số chu trình.

Hai mẫu PET f, và PET/PU có độ đàn hồi ban đầu cao nhất, đạt đến 100%, khi chưa giặt, nhưng sau 15 chu trình, độ đàn hồi giảm khoảng 2%.

3.3. Kết luận chương 3

Qua quá trình phân tích các số liệu thực nghiệm, các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận xét như sau:

Hai tính chất được lựa chọn nghiên cứu là độ thay đổi kích thước và độ đàn hồi sau khi kéo giãn đều bị ảnh hưởng bởi quá trình giặt. Đối với các thông số của quá trình giặt đã được lựa chọn: Nhiệt độ giặt, tốc độ vắt và số chu trình giặt, đều có ảnh hưởng đến các tính chất của bo vải, tuy nhiên mức độ khác nhau.

 Đối với các bo có thành phần cotton, thì các tác nhân cơ học, ảnh hưởng nhiều hơn so với các tác nhân nhiệt độ.

 Đối với các bo có thành phần polyester thì các tác nhân nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều hơn so với các tác nhân cơ học.

 Đối với các loại bo có cái thêm thành phần polyurethane, độ đàn hồi cải thiện hơn rất nhiều, tuy nhiên độ ổn định kích thước không được cải thiện. Các mẫu có chưa polyurethane nhạy cảm với cả tác nhân nhiệt độ và tác nhân cơ học.

Nếu so sánh 3 thông số của quá trình giặt đã được lựa chọn để nghiên cứu, thì nhiệt độ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến tốc độ vắt. Trong nghiên cứu này, số chu trình tối đa được chọn là 15 chu trình, có thể do số chu trình này còn chưa nhiều, nên ảnh hưởng của số chu trình lên các tính chất còn chưa được thể hiện một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình giặt đến độ đàn hồi của một số loại bo cổ tay, cổ áo đang được sử dụng trên thị trường may mặc việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w