Hiệu ứng Fisher

Một phần của tài liệu Sự vận động của tỷ giá hối đoái (Trang 39)

 Mặc dù lãi suất cao tương đối có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng lãi suất cao tương đối có thể phản ánh lạm phát cao tương đối. Do lạm phát gây áp lực giảm giá đồng nội tệ, việc đầu tư các chứng khoán bằng đồng tiền này có thể không còn đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Cho nên cần phải phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

hoặc Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.

 Mỗi thành tố trong vế phải của phương trình trên chịu tác động của các lực lượng kinh tế khác nhau. Lãi suất thực tế được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuết số lượng tiền tệ thì tốc độ cung ứng tiền tăng quyết định tỷ lệ lạm phát.

Trong dài hạn, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là

Trong cùng một thời kì, một vài yếu tố có thể khiến đồng ngoại tệ tăng giá trong khi những yếu tố khác lại khiến đồng ngoại tệ giảm giá.

 Khi lãi suất danh nghĩa tăng lên do lãi suất thực tăng lên( kinh tế phát triển):

• Lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tăng trong khi lạm phát không đổi, dòng tiền nước ngoài sẽ tràn vào nhằm hưởng phần chênh lệch về tiền lãi ở trong nước so với nước ngoài. Điều này làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi => làm tăng giá đồng nội tệ.

 Lãi suất danh nghĩa tăng lên và mức lạm phát trong nước cũng tăng lên:

• Ví dụ: Khi lãi suất tại Mỹ tăng do ảnh hưởng của lạm phát. Nếu nền kinh tế Anh vẫn không thay đổi, sự tăng lên của lạm phát tại Mỹ sẽ làm cho đồng bảng Anh tăng giá do ảnh hưởng của nó lên thương mại quốc tế. Nhưng sự tăng lên lãi suất tại Mỹ sẽ làm giảm giá đồng bảng Anh vì ảnh hưởng đến sự luân chuyển vốn.

• Nếu 2 quốc gia có kim ngạch thương mại cao hơn dòng luân chuyển vốn quốc tế thì tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Nếu giữa hai nước có dòng luân chuyển vốn cao thì sự biến động của lãi suất sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn

-Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á.

-Do chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á.

-Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. - Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra

-Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Mở rộngMở rộng

Một phần của tài liệu Sự vận động của tỷ giá hối đoái (Trang 39)