THUẬT NGỮ

Một phần của tài liệu Sự vận động của tỷ giá hối đoái (Trang 35)

THUẬT NGỮ

Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của một nước trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế-chính trị-xã hội , bao gồm các công cụ như thuế quan, hạn ngạch thương mại, giấy phép, bán phá giá,…

Kiểm soát vốnlà thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ.

Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính.

Kiểm soát vốn gián tiếp là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn

THUẬT NGỮ

THUẬT NGỮ

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.

Chính sách tài khoá mở rộng: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại.

Chính sách tài khóa thu hẹp: Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.

Chính sách tiền tệ(monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Sự vận động của tỷ giá hối đoái (Trang 35)