Giải pháp kiểm tra và giám sát nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 91)

Tăng cƣờng công tác quản lý theo tiêu chuẩn định mức là cơ sở thực hành tiết kiệm về thời gian lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động trong công tác quản lý tài chính, là cơ sở cải tiến lề lối làm việc và cải thiện mối quan hệ giữa bộ phận trong Viện. Do hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực môi trƣờng rất đặc thù, có nhiều khoản chi không thể quản lý theo định mức và các hoạt động này không lặp lại ở mô hình và quy mô cũ cho nên cần xem xét cho phù hợp với thực tế.

Nội dung của giải pháp này bao gồm: Tăng bảo cƣờng quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách, đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán, xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ.

- Để công tác kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật ngân sách đƣợc thực hiện có hiệu quả và chất lƣợng cao thì cần thiết phải kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán Ngân sách, chấp hành Ngân sách đến khâu quyết toán Ngân sách.

Hàng năm, các phòng, trung tâm trong Viện cần tổng kết đánh giá về tình hình thực hiện kỷ luật tài chính tại đơn vị mình, tuyên dƣơng khen thƣởng các bộ phận chấp hành tốt kỷ luật tài chính và kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị chƣa chấp hành tốt, còn vi phạm.

Công tác hạch toán kế toán là công cụ hàng đầu đối với công tác tài chính. Việc lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán định kỳ, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị là thƣớc đo giữa việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ, các chỉ tiêu tài chính và là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Do vậy, cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng phân tích. Kết quả hoạt động tài chính và phải thực sự coi trọng công tác quyết toán ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi Ngân sách;

- Về chấp hành kỷ luật tài chính:

+ Tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên, chi tiếtvà có hệ thống hơn công tác lập, chấp hành, quyết toán nguồn kinh phí. Thông qua đó phát hiện các vi phạm, uốn nắn kịp thời, có biện pháp xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm liên quan đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Định kỳ đầu mỗi quý, các Viện lập báo cáo tình hình quản lý tài chính của mình trong quý trƣớc, trong đó phân tích rõ những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, phân tích nguyên nhân và kiến nghị giải pháp, đồng thời nêu kế hoạch và giải pháp thực hiện dự toán của quý hiện hành. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Viện sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, hoặc trình lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt nam xử lý trong những trƣờng hợp cần thiết.

+ Viện công nghệ môi trƣờng cần quy định các chế tài xử phạt khi vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính: Các bộ phận thuộc Viện cần rà soát lại toàn bộ các quy định nội bộ đã ban hành, nghiên cứu, bổ sung cụ thể trách nhiệm của từng cá

nhân tập thể liên quan và các chế tài trong mỗi quy định nội bộ đó, đồng thời cần phải coi kỷ luật tài chính là một yếu tổ cấu thành không thể thiếu trong mỗi quy định tài chính chuẩn bị xây dựng mới. Tuy nhiên, kỷ luật tài chính phải bắt nguồn từ quan điểm của các lãnh đạo đơn vị; chỉ khi các cán bộ lãnh đạo đơn vị nhận thức rõ tầm quan trọng của kỷ luật tài chính, gƣơng mẫu thực hiện kỷ luật tài chính và trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong đơn vị phải thực hiện nghiêm các kỷ luật tài chính đã đƣợc thiết lập thì các quy chế tài chính nội bộ của đơn vị mới phát huy tác dụng quản lý. Nếu không đạt đƣợc điều này thì một quy chế tài chính dù đƣợc xây dựng chặt chẽ, khoa học đến đâu cũng chỉ là hình thức.

- Về xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ trong Viện công nghệ môi trƣờng: Bộ phận kiểm toán nội bộ tại Viện nên tổ chức theo mô hình tập trung để đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời và thống nhất. Theo mô hình này, bộ phận kiểm toán nội bộ là đầu mối thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát nội bộ, trực thuộc trực tiếp lãnh đạo Viện.

Thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động cần độc lập với các bộ phận khác, nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành hoạt động tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn từ đó hạn chế lãng phí, tham nhũng góp phần cải tiến công tác quản lý tài chính trong Viện.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 91)