7. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
- Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó
- Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước
- Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.
→ Cân đối ngân sách nhà nước nhằm mục đắch đảm bảo tài chắnh cho Nhà nước thực hiện được tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình, chứ không phải đơn giản chỉ để tổng thu và tổngchi bằng nhau. Cân đối ngân sách nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi; mối quan hệ về lượng giữa thu chi NSNN và thực trạng nền kinh tế, mối quan hệ hợp lý giữa NSTW và NSĐPẦ
35
Trong thực tiễn, với ảnh hưởng của sự vận động của nền kinh tế quốc gia, cân đối NSNN luôn trong
trạng thái vận động không ngừng, luôn phát sinh mâu thuẫn giữa thu và chi, cũng như giữa các bộ phận cấu
thành NSNN Ầ
Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi có tắnh chất khách quan xuất phát từ vai trò nhà nước
trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và công bằng. Tắnh toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp.
Ở nước ta, nguyên tắc này đã được quán triệt chặt chẽ trong quá trình quản lý ngân sách trên cả ba khâu: lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách cũng như quá trình phân cấp ngân sách cho các địa phương.
Theo luật Ngân sách Việt Nam, Cân đối ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tổng thu từ thuế, phắ, lệ phắ phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và góp phần tắch luỹ ngày càng cao vào đầu tư phát triển. Trường hợp NSNN bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.
- Vay để bù đắp bội chi NS phải đảm bảo nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ sử dụng cho mục đắch đầu tư phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay đảm bảo cân đối NS để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
- Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: tổng số chi không vượt quá số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh mà vượt quá khả năng cân đối thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chắnh phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi đến hạn.
- Vay trong nước được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu Chắnh phủ (đối với Ngân sách TƯ) hoặc trái phiếu công trình (đối với ngân sách địa phương), mức và thời điểm phát hành trái phiếu do Bộ Tài Chắnh quyết định. Các khoản vay nợ để xử lắ bội chi được đưa vào cân đối ngân sách, là khoản thu của ngân sách các cấp.