Giai đoạn từ phun râu đến chín

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô đường trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 25)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.2.4. Giai đoạn từ phun râu đến chín

Giai đoạn này các giống có sự biến động đáng kể dao động từ (37-39 ngày). Giống có thời gian phun râu tới chín dài nhất là Sugar 75 (39 ngày) Giống ĐL 20 có thời gian phun râu chín ngắn nhất ( 37 ngày).

3.2.5. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trƣởng của mỗi giống ngô phụ thuộc vào thời vụ, đất đai, đặc biệt là thời gian sinh trƣởng dài hay ngắn phụ thuộc vào từng giống.

Xác định thời điểm thu hoạch đúng để đảm bảo năng suất và chất lƣợng hạt. Khi dùng để làm giống, nếu thu hoạch bắp khi chƣa đạt độ chín sinh lý,

19

chất dinh dƣỡng tích lũy trong hạt chƣa nhiều, ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt giống.

Trong điều kiện vụ đông năm 2013, cho thấy thời gian sinh trƣởng của các ngô đƣờng tham gia thí nghiệm dao động từ 89 - 93 ngày.

3.3. Một số đặc trƣng về hình thái của các giống ngô đƣờng

Qua bảng ta thấy chiều cao cây cũng nhƣ số lá trên cây tăng nhanh. Đặc biệt chiều cao cây tăng nhanh khi ngô từ 7 đến 12 lá do lúc này cây ngô đã có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng cho cây. Số lá trên cây tăng mạnh vào giai đoạn trƣớc khi trỗ cờ để đạt số lá tối đa vào thời điểm trỗ cờ.

Bảng 3.2. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây, số lá trên cây của các giống ngô đƣờng Giống ĐL10 ĐL20 Sugar 75 (đc) Chỉ tiêu Ngày Theo dõi Cao Cây (cm) Số lá (lá) Cao Cây (cm) Số lá (lá) Cao Cây (cm) Số lá (lá) 27/10/2013 13,5 2,8 10,0 3,5 14,6 4,4 5/11/2013 16,2 3,6 13,9 3,8 22,9 6,0 14/11/2013 31,7 6,5 29,6 5,9 33,8 6,4 24/11/2013 42,1 7,8 64,4 7,9 54,4 7,0 13/12/2013 95,0 9,1 168,7 8,3 114,7 10,0

3.3.1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Động thái tăng trƣởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh chính xác thời gian sinh trƣởng và phát triển của cây ngô. Tốc độ tăng trƣởng là một chỉ tiêu đặc trƣng cho hình thái của cây, không chỉ phụ thuộc vào

20

giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trƣởng. Thời kỳ đầu thân phát triển rất chậm, khi cây đƣợc 3 – 5 lá điểm sinh trƣởng thân vẫn còn nằm dƣới mặt đất. Giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặc biệt là ở thời kỳ trƣớc trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 – 8 cm. Sau đó thân phát triển chậm dần và dừng hẳn sau khi thụ tinh.

3.3.2. Động thái tăng trưởng số lá

Tốc độ ra lá phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh. Tốc độ ra lá của cây càng cao thì khả năng sinh trƣởng của cây càng mạnh.

Điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho giống phát triển tốc độ ra lá nhanh hơn.

Qua các ngày theo dõi thời gian tăng trƣởng số lá có tốc độ tăng mạnh ĐL10 có tốc độ tăng trƣởng số lá từ 2,8 – 9,1. ĐL20 tốc độ tăng trƣởng từ 3,5 -7,9. Số lá của giống đối chứng thấp hơn từ 4,4 đến 10,0.

3.3.3. Đặc điểm hình thái của cây ngô đường

Đặc điểm hình thái của cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây… Đặc điểm hình thái của giống cho biết đƣợc mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng chống đổ gẫy, chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất. Tuy nhiên, đặc điểm này khác nhau giữa các giống. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô đƣờng đƣợc trình bày ở bảng 3.3.

21

Bảng 3.3. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây của các giống ngô đƣờng

Chỉ tiêu

Theo dõi

Giống

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá trên cây Xm CV% Xm CV% Xm CV% ĐL10 171,7±7,9 4,6 65,3± 5,0 7,6 15,3±1,1 7,1 ĐL20 158,6±16,7 10,5 65,8±11,6 17,7 15,5±1,2 7,7 Sugar 75 169,6±7,3 4,3 64,2±5,9 9,2 15,1±1,1 7,2

3.3.3.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây ngô đƣợc tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây ngô. Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Chiều cao cây hợp lý cho phép bộ lá đƣợc phân tán trong không gian nhằm tận dụng đƣợc tối đa lƣợng ánh sáng mặt trời và khả năng thụ phấn. Cây càng cao thì khả năng chống đổ càng kém nhƣng lại thuận lợi cho thụ phấn và tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, tích luỹ đƣợc nhiều vật chất hơn, do đó năng suất sẽ cao hơn. Ngƣợc lại, chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ tốt hơn nhƣng khả năng cho năng suất lại kém hơn. Vì vậy, việc chọn tạo ra các giống ngô có chiều cao hợp lý và thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng là hết sức cần thiết, đặc biệt cuối vụ xuân thƣờng xảy ra mƣa to và gió lớn nên các nhà chọn giống rất quan tâm đến chiều cao của cây ngô.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy chiều cao cây của các ngô đƣờng tham gia thí nghiệm biến động từ 158,6 –171,7 cm. Trong đó ĐL20 có chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng (158,6 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

22

3.3.3.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp ảnh hƣởng tới quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô do bị lấp bởi các tầng lá trên nên khi ngô tung phấn râu ngô sẽ bị bất lợi trong quá trình đón hạt phấn, ngoài ra chiều cao đóng bắp thấp còn tạo điều kiện cho chuột phá hoại ảnh hƣởng tới năng suất. Ngƣợc lại chiều cao đóng bắp cao thuận lợi cho ngô tung phấn và thụ tinh với điều kiện tốt cho sự kết hạt và tạo năng suất. Tuy nhiên cũng có ảnh hƣởng tới khả năng chống đổ của cây.

Qua bảng ta thấy chiều cao đóng bắp của ngô đƣờng trong thí nghiệm biến động từ (64,2±5,9) đến (65,8±11,6). Trong đó chiều cao đóng bắp thấp nhất là giống Sugar 75, cao nhất là giống ĐL20.

Biến động về chiều cao đóng bắp có sự chênh lệch nhau giống ĐL20 có độ biến động cao nhất (CV% = 17,7) Giống có hệ số biến động thấp nhất là ĐL 10 (CV%= 7,6). Nhìn chung các giống có chiều cao đóng bắp khá đồng đều.

3.3.3.3. Số lá trên cây

Qua bảng ta thấy số lá trên cây của ngô đƣờng tham gia thí nghiệm biến động từ (15,1±1,1) đến (15,5±1,2). Trong đó số lá trên cây thấp nhất là giống Sugar 75, cao nhất là giống ĐL20.

3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống ngô đƣờng đƣờng

Khả năng chống chịu của các giống ngô đƣợc thể hiện ở khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn hán, giá rét…), chống đổ gãy và chống chịu với sâu bệnh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nƣớc ta, cây ngô thƣờng bị nhiều loại sâu bệnh gây hại.

Các loại sâu bệnh hại ngô khá phổ biến là sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, và khả năng chống đổ đƣợc thể hiện qua bảng:

23

Bảng 3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô đƣờng

Tên giống Mức độ sâu hại (%)

Mức độ bệnh hại (điểm) Khả năng chống đổ Đục thân Đục bắp Rệp cờ Khô vằn Đốm lá ĐL10 22,3 23,3 53,5 2 1-2 Tốt ĐL20 30,0 33,3 43,3 2 2 Tốt Sugar 75(đ/c) 23,3 23,2 43,2 2- 3 1-2 Khá 3.4.1. Sâu hại

Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy rằng tỉ lệ bị nhiễm sâu đục thân đục bắp, rệp cờ của các giống thí nghiệm so với giống đối chứng là khá cao. Cụ thể đối với giống ĐL10 rệp cờ gây hại nặng nhất với mật độ 53,5 % so với giống đối chứng.Và đục thân gây hại nhẹ nhất đến giống ngô ĐL10 chiếm 22,3 % so với giống đối chứng.Tuy nhiên vẫn còn một số giống mắc sâu bệnh với tỉ lệ bằng hoặc thấp hơn so với giống đối chứng

3.4.2. Bệnh hại

Với bệnh khô vằn và bệnh đốm lá thì các giống ngô đƣờng đƣợc theo dõi bị nhiễm nhẹ hơn so với giống đối chứng Sugar 75

3.4.3. Khả năng chống đổ

Các giống ngô đƣờng theo dõi có bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh nên khả năng chống đổ đều bằng hoặc tốt hơn giống đối chứng, các giống có khả năng chống đổ tốt là ĐL10 và ĐL20. Giống Sugar 75 có khả năng chống đổ khá.

24

3.5. Trạng thái cây và đặc trƣng hình thái bắp của các giống ngô đƣờng

Trạng thái cây thể hiện đánh giá sự sinh trƣởng, mức độ đồng đều về trạng thái cây độ che kín bắp, hình dạng hạt và màu sắc hạt đƣợc thể hiện qua bảng:

Bảng 3.5. Trạng thái cây, đặc trƣng hình thái bắp của giống ngô đƣờng

Chỉ tiêu Tên giống Trạng thái cây Độ che kín bắp Hình dạng hạt Màu sắc hạt ĐL10 1 2 Bán đá Vàng ĐL20 1 2 Bán đá Vàng Sugar 75(đc) 2 2 Đá Vàng cam

Đánh giá trạng thái cây qua bảng ta thấy các giống ngô thí nghiệm đều có trạng thái cây từ tốt đến khá, độ che kín bắp của các giống lá bi bao kín đầu bắp.

Hình dạng hạt của các giống ĐL10, ĐL20 hạt hình dạng bán đá, Sugar 75 có dạng đá. Màu sắc các hạt ĐL10 có màu vàng, ĐL20 có màu vàng, còn Sugar 75 có màu vàng cam.

3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô đƣờng

Năng suất cao là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống mới trƣớc khi đƣa vào sản xuất. Năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, do bản chất di truyền (giống), điều kiện môi trƣờng sống (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dƣỡng, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật, sâu bệnh,…). Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Số bắp hữu hiệu, số hàng hạt/bắp, số hạt trên hàng, năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô đƣờng đƣợc thể hiện qua bảng 3.6

25

Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô đƣờng Chỉ tiêu Giống Số bắp hữu hiệu trên cây Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm) Số hàng hạt trên bắp Số hạt trên hàng Năng suất (tạ/ha) ĐL10 1 14,8 3,64 15,6 32,0 127,6 ĐL20 1,2 19,6 5,18 15,2 36,5 132,2 Sugar 75 (đ/c) 1,2 15,0 3,2 14,2 29,0 126,8

3.6.1. Số bắp hữu hiệu trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thƣờng đƣợc quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Đối với ngô lấy hạt thƣờng (thƣờng là 1 bắp) trên cây, để cây tập trung dinh dƣỡng nuôi bắp.

3.6.2. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp đƣợc đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện canh tác. Chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngƣợc lại. Vì vậy đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài bắp của các ngô đƣờng trong thí nghiệm biến động từ 14,8 đến 19,6 cm.

3.6.3. Đường kính bắp

Đƣờng kính bắp đƣợc đo ở phần giữa bắp, đƣờng kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đƣờng kính bắp cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến tiềm năng năng suất, đƣờng kính bắp to, hạt nhiều thì năng suất cao và ngƣợc lại.

26

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy đƣờng kính bắp của các giống ngô đƣờng tham gia thí nghiệm biến động từ 3,2 đến 5,18 cm. ĐL20 có đƣờng kính bắp cao nhất là 5,18 cm, Sugar75 có đƣờng kính thấp nhất là 3,2 cm.

3.6.4. Số hàng hạt trên bắp

Nhìn chung số hạt trên hàng của các giống ngô thí nghiệm ĐL10, ĐL20 (15,2 – 15,6 hàng hạt), nhiều hơn giống đối chứng Sugar75 (14,2 hàng hạt).

3.6.5. Số hạt trên hàng

Đây là yếu tố ngoài chịu ảnh hƣởng của giống do đặc điểm di truyền quyết định còn chịu tác động ảnh hƣởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh (điều kiện thời tiết) trong giai đoạn thụ phấn thụ tinh hình thành hạt

Kết quả thí nghiệm cho thấy số hạt/hàng cao hơn giống đối chứng biến động trong khoảng từ 29 đến 32 hạt/hàng.

3.6.6. Năng suất

Năng suất phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và thời kì chín của các giống ĐL20 có năng suất lớn nhất 132,2 tạ/ha và giống Sugar 75 có năng suất thấp nhất là 126,8 tạ/ha.

3.7. Chỉ tiêu chất lƣợng của một số giống ngô đƣờng trồng vụ đông 2013

Chỉ tiêu chất lƣợng của các giống ngô đƣợc chúng tôi đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quan bằng cách luộc nếm thử rồi cho điểm theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 tốt nhất, …5 kém nhất). Kết quả đánh giá chất lƣợng các giống ngô đƣờng đƣợc thể hiện ở bảng 3.7

27

Bảng 3.7. Đánh giá cảm quan chất lƣợng của một số giống ngô đƣờng

Qua đánh giá ta thấy có độ dẻo và hƣơng thơm ĐL10, ĐL20 có vị thơm. Vị đậm ở ngô ĐL20 có vị đậm khá, còn ĐL10 và Sugar 75 có vị đậm ở vị đậm trung bình.

Tên giống Đánh giá cảm quan (điểm)

Độ dẻo Hƣơng thơm Vị đậm

ĐL10 2 2 3

ĐL20 2 2 2

28

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua theo dõi sự sinh trƣởng phát triển của 3 giống ngô đƣờng đƣợc trồng vụ đông 2013 ở Phƣờng Nông Tiến – Thành Phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang cho thấy:

- Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô đƣờng dao động trong khoảng từ 89 – 93 ngày ở vụ đông, thời gian sinh trƣởng của các giống đều thuộc nhóm chín sớm phù hợp với cơ cấu giống cây trồng ở Tuyên Quang trong sản xuất hiện nay.

- Chiều cao cây của các giống dao động từ 158,6 cm – 171,7 cm, chiều cao đóng bắp từ 64,2 cm – 65,8 cm, số lá trên cây từ 15,1 – 15,5 các cây đều sinh trƣởng phát triển rất tốt.

- Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy từ mức khá đến tốt .

- Các giống ngô đƣờng có chất lƣợng tƣơng đối tốt, trong đó các giống ĐL10, ĐL20 có độ dẻo, hƣơng thơm.

- Năng suất các giống ngô đƣờng từ 126,8 - 132,2 tạ/ha. Giống có năng suất cao là ĐL20, năng suất thấp là Sugar 75.

2. Đề nghị

Giống ĐL10, ĐL20 là giống có thời gian sinh trƣởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống đổ gãy khá, năng suất cao có thể lựa chọn để trồng ở vụ đông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01- 56:2011/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

2. Đƣờng Hồng Dật,2004 Sâu bệnh hại ngô, cây lƣơng thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2012), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang (2012), Nhà xuất bản thống kê 2013.

4. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài, 2007. “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1, tr. 22-27.

5. Phạm Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ngô.

6. Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng dịch (1995), Tài liệu về lương thực và dinh dưỡng của FAO, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Hùng, Tăng Thị Hạnh (1999), khảo nghiệm nghiệm tập đoàn ngô đường nhập nội từ Hàn Quốc vụ Đông 1998, Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

8. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng ( 1997), Giáo trình cây lương thực, tập II Cây màu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Nhài, Phan Xuân Hào, 2009. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai số 1. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

30

10. Nguyễn Thị Nhài, Phan Xuân Hào, Phạm Đồng Quảng, 2010. Kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô đường trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)