III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
1. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7.
nhánh Công ty Sông Đà 7.
1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
Là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần phải được tổ chức tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Tại Chi nhánh thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ và công tác quản lý ... của Chi nhánh. Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn bao gồm 5 phòng ban, 7
đội xây lắp, 01 xưởng sản xuất đá và cơ quan Chi nhánh. Quy trình sản xuất chế
tạo là quy trình hết sức phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra có chu kỳ sản xuất dài do đặc điểm trong lĩnh vực kinh doanh như vậy nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh là toàn bộ quy trình công nghệ ( các công trình xây dựng).
1.2. Đặc điểm chủ yếu của chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7. xuất ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7.
. Đặc điểm chủ yếu của chi phí sản xuất .
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh là các công trình, hang mục công trình nên Chi nhánh tiến hành quản lý chi phí sản xuất theo dự
toán .
Căn cứ vào các bản dự toán công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang để đối chiếu so sánh với dự toán, từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất để mức phí thực tế không lớn hơn dự toán .
.1. Tập hợp CPNVLTT
Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là xây dựng cho nên NVL chủ yếu là vật liệu xây dựng gồm nhiều chủng loại và quy cách khác nhau. Nguyên vật liệu chủ yếu gồm có: cát, sỏi, đá, xi măng, sắt thép… Hiện nay Chi nhánh thường phải từ nguồn trong nước và cuối tháng tính giá trị thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền .
Giá thực tế VL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế VL nhập trong kỳ
Hệ số giá =
Số lượng vạt liệu tồn kho ĐK + Số lượng VL nhập trong kỳ Để tập hợp CPNVLTT kế toán sử dụng TK621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
+ Trình tự hạch toán
Trước tiên, phòng vật tư cùng phòng kế hoạch căn cứ vào giá trị dự toán công trình, tiến độ thi công, các phương án thi công để lập kế hoạch cung ứng vật tư và tính toán lượng vật tư cần thiết đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội, xưởng.
Các đội, xưởng sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ thi công và có nhu cầu về vật tư, các đội, xưởng lập yêu cầu cung ứng vật tư có xác nhận của đội trưởng gửi lên phòng vật tư. Phòng vật tư xem xét, đối chiếu thấy hợp lý, hợp lẹ sẽ tiến hành làm thủ tục xuất kho cho thi công.
Các phiếu xuất kho đưa đến phòng kế toán để đối chiếu, kiểm tra, sau đó kế toán tiến hành phân loại từng nhóm vật tư ghi vào thẻ kho.
Sau khi nhận được tiền, đội trưởng tiến hành mua vật tư nhập tại chân công trình phục vụ thi công, đồng thời hàng tháng kế toán đội căn cứ vào tình hình thực tế thi công, trên cơ sở chứng từ tập hợp, hạch toán chi phí từng phần công trình. Sau đó kế toán đội gửi sổ giá thành công trình, hạng mục công trình và sổ chi tiết tiền mặt cho ban kế toán. Đến cuối kỳ, các chứng từ cập nhật hàng tháng kế toán gửi cho ban kế toán để kiểm tra, đối chiếu, bổ sung thêm các chi phí.
Tại phòng kế toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào biểu giá, sổ giá thành công trình, hạng mục công trình, sổ chi tiết tiền mặt để cập nhật, đối chiếu các chi phí vật liệu vào sổ chi tiết vật tư. Căn cứ vào phiếu xuất vật tư cho công trình, hạng mục công trình để lập bảng phân bổ VLvà ghi vào chứng từ ghi sổ
và sổ cái.
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng công trình) Có TK 152 (chi tiết theo từng kho) Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 154 (chi tiết theo từng công trình) Có TK 621 (chi tiết theo từng công trình)
(Xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5)